Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tai - Mũi - Họng/
  4. Viêm thanh quản mạn

Viêm thanh quản mạn tính là gì? Triệu chứng và cách xử trí hiệu quả

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Hoàng Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ với hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong điều trị Nội khoa và Cấp cứu tổng hợp. Từng đảm nhiệm vai trò Trưởng phòng Kế hoạch và điều trị tại khoa Nội và khoa Cấp cứu, bác sĩ luôn không ngừng nâng cao chuyên môn và cống hiến cho sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Viêm thanh quản mạn tính là tình trạng dây thanh quản bị sưng viêm do sử dụng quá mức hay có nhiễm trùng xảy ra trong một thời gian dài. Bệnh xuất hiện ở người lớn lẫn trẻ nhỏ. Nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể để lại một số biến chứng như khan tiếng, mất giọng hay ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây viêm thanh quản mạn tính và điều trị như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung viêm thanh quản mạn

Viêm thanh quản mạn tính là gì?

Thanh quản là bộ phận nằm ở ngã ba miệng, khí quản, có chức năng dẫn lưu không khí ra vào phổi, đồng thời đẩy dị vật ra ngoài bằng những cơn ho khi có vật lạ rơi vào thanh quản.

Viêm thanh quản mạn tính xảy ra khi dây thanh quản bị sưng viêm do sử dụng quá mức hay có nhiễm trùng xảy ra kéo dài trên 3 tuần. Những triệu chứng của viêm thanh quản như giọng nói thay đổi hay mất giọng nói. Đa số trường hợp viêm là do thanh quản vị nhiễm virus hoặc do sử dụng giọng nói quá nhiều.

Người bệnh bị viêm thanh quản mạn tính thường tốn nhiều thời gian hơn để hồi phục, tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh, quá trình điều trị cũng như sức khỏe của người bệnh.

Triệu chứng viêm thanh quản mạn

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm thanh quản mạn tính

  • Thay đổi giọng nói hoặc mất giọng: Đây là dấu hiệu chủ yếu của viêm thanh quản;

  • Khàn tiếng;

  • Sốt;

  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ;

  • Đau họng, ngứa rát họng;

  • Người cảm thấy mệt mỏi;

  • Khó nuốt, cảm giác bị nghẹn khi nuốt;

  • Chảy nước mũi hoặc bị nghẹt mũi.

Biến chứng có thể gặp khi bị viêm thanh quản mạn tính

Viêm thanh quản thường được điều trị hoàn toàn nếu áp dụng những biện pháp phù hợp mà không gây ra biến chứng nguy hiểm gì. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một vài vấn đề sau:

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân viêm thanh quản mạn

Nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản mạn tính

Nguyên nhân gây viêm thanh quản mạn tính là do tiếp xúc với những chất gây kích ứng trong một thời gian dài. Tình trạng này thường nghiêm trọng và ảnh hưởng lâu dài hơn so với viêm thanh quản cấp tính. Một số nguyên nhân gây viêm thanh quản mạn tính là:

  • Trào ngược dạ dày thực quản;

  • Lạm dụng giọng nói quá nhiều;

  • Bị nhiễm trùng;

  • Hút thuốc lá;

  • Uống quá nhiều rượu, bia;

  • Sử dụng thuốc hít chứa steroid;

  • Viêm xoang mạn tính;

  • Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm thanh quản mạn

Người bị viêm thanh quản mạn nên lưu ý điều gì khi nói chuyện để tránh làm tổn thương dây thanh âm?

Người bị viêm thanh quản mạn nên hạn chế nói to, hét lớn, hoặc thì thầm để tránh làm tổn thương dây thanh âm. Thay vào đó, họ nên nói với âm lượng vừa phải và nghỉ ngơi giữa các lần nói chuyện để giảm căng thẳng cho dây thanh. Việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ giọng nói, chẳng hạn như micro trong các cuộc họp hoặc giảng dạy, cũng giúp giảm bớt áp lực lên dây thanh âm và bảo vệ giọng nói.

Tại sao việc nghỉ ngơi cho dây thanh là quan trọng đối với người bị viêm thanh quản mạn?

Những yếu tố môi trường nào có thể giúp người bệnh viêm thanh quản mạn hồi phục nhanh hơn?

Viêm thanh quản mạn có thể ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động hàng ngày?

Viêm thanh quản mạn có thể gây ra tác động tâm lý gì đối với người bệnh?

Hỏi đáp (0 bình luận)