Tốt nghiệp chương trình Sau Đại học Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý Nhi khoa.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Hương Lan
Tốt nghiệp chương trình Sau Đại học Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý Nhi khoa.
Xuất huyết não thất là một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức để ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn hoặc tử vong.
Hệ thống não thất là một loạt các khoang liên kết với nhau, bao gồm 2 não thất bên ở mỗi bên bán cầu não, não thất ba ở gian não và não thất tư ở não sau. Ở phía dưới, nó liên tục với ống trung tâm của tủy sống. Chất lỏng bên trong hệ thống não thất và khoang dưới nhện được gọi là dịch não tủy.
Xuất huyết não thất là tình trạng chảy máu vào hệ thống não thất, nơi dịch não tủy được sản xuất và lưu thông tới khoang dưới nhện. Nguyên nhân của xuất huyết não thất ở người lớn có thể do chấn thương hoặc do đột quỵ xuất huyết. Xuất huyết não thất đã được phát hiện xảy ra ở 35% các ca chấn thương sọ não từ trung bình đến nặng.
Trẻ sơ sinh sinh sớm hơn 10 tuần có nguy cơ cao nhất bị xuất huyết não thất. Trẻ càng nhỏ và càng sinh non thì nguy cơ mắc càng cao. Điều này là do các mạch máu trong não của trẻ sinh non chưa được phát triển đầy đủ. Kết quả là chúng rất dễ vỡ và dẫn đến xuất huyết não thất.
Biểu hiện lâm sàng của xuất huyết não thất (bất kể nguyên nhân) cũng tương tự như xuất huyết dưới nhện. Bệnh nhân bị đau đầu dữ dội đột ngột. Các dấu hiệu của bệnh màng não cũng xuất hiện (ví dụ sợ ánh sáng, buồn nôn và nôn và cứng cổ).
Xuất huyết lớn hơn có thể gây chèn ép não dẫn đến mất ý thức, động kinh và não úng thủy.
Xuất huyết não thất thường được mô tả theo bốn cấp độ, tùy thuộc vào mức độ xuất huyết:
Có thể không có triệu chứng. Nếu có triệu chứng, các triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ sinh non bao gồm:
Các triệu chứng của xuất huyết não thất ở người lớn bao gồm:
Khi bạn hoặc người nhà có bất kỳ triệu chứng nào của xuất huyết não thất, hãy liên hệ ngay với bác sĩ và chuyển người bệnh đến trung tâm cấp cứu gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Người lớn
Một số nguyên nhân phổ biến hơn gây xuất huyết não thất ở người lớn bao gồm:
Trẻ sơ sinh
Xuất huyết não thất có thể xảy ra do các mạch máu trong não của trẻ sinh non rất mỏng manh, non nớt và dễ bị vỡ. Trẻ sơ sinh có vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như bệnh màng trong hoặc các biến chứng khác của sinh non, có nhiều khả năng mắc xuất huyết não thất hơn. Trẻ càng nhỏ và sinh non thì khả năng xảy ra xuất huyết não thất càng cao. Gần như tất cả xuất huyết não thất xảy ra trong vòng bốn ngày đầu tiên của cuộc đời của trẻ.
Các triệu chứng của xuất huyết não thất thường tương tự với những dấu hiệu lâm sàng của đột quỵ não. Nó có thể khác nhau dựa trên mức độ và vị trí xuất huyết. Những triệu chứng thường gặp bao gồm: Đau đầu dữ dội thường xuất hiện đột ngột kèm buồn nôn hoặc nôn, rối loạn ý thức, yếu liệt nửa người, co giật do tổn thương não, rối loạn thị giác và rối loạn ngôn ngữ.
Để chẩn đoán chính xác tình trạng xuất huyết não cần thực hiện một số xét nghiệm bao gồm: Khám lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm dịch não tủy và kiểm tra các thông số sinh hóa, huyết học để đánh giá tình trạng đông máu và các chỉ số liên quan khác.
Những đối tượng có nguy cơ cao bị xuất huyết não thất bao gồm: Người cao tuổi, người có tiền sử cao huyết áp, người mắc các bệnh lý tim mạch hay đột quỵ, người sử dụng thuốc chống đông như warfarin hoặc aspirin và người có tiền sử gia đình liên quan đến xuất huyết não hoặc các bệnh mạch máu não.
Xuất huyết não thất được chia thành bốn cấp độ dựa trên mức độ tổn thương:
Các yếu tố làm tăng nguy cơ xuất huyết não thất bao gồm chấn thương sọ não, sử dụng thuốc kháng đông liều cao mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch, tình trạng hội chứng suy hô hấp, tràn dịch màng phổi hoặc tăng huyết áp ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh cũng tăng cao khi tăng huyết áp không được kiểm soát hoặc uống thuốc không đều đặn.
Hỏi đáp (0 bình luận)