Nước ép bưởi vốn được biết đến là thức uống vừa thơm ngon và mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên ít ai biết được những tác dụng phụ của nước ép bưởi. Bài viết dưới đây của Long Châu sẽ giúp quý độc giả biết rõ hơn về một số tác dụng phụ của nước ép bưởi.
Thông thường người ta chỉ nhắc đến nước ép bưởi như là một loại thức uống tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên tác dụng phụ của nước ép bưởi lại không được chú ý. Việc biết rõ cả mặt lợi và mặt hại của nước ép bưởi đối với cơ thể sẽ giúp bạn bổ sung dinh dưỡng một cách khoa học hơn.
Tác dụng của bưởi đối với sức khoẻ
Quả bưởi có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người như sau:
Tốt cho hệ miễn dịch: Ăn bưởi thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn bằng cách cung cấp lượng lớn vitamin C và các chất chống oxy hóa khác, giảm tổn thương cho tế bào do gốc tự do. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi bổ sung nhiều vitamin C, thời gian hồi phục của những người mắc cảm lạnh thông thường sẽ nhanh hơn. Ngoài ra, trong trái bưởi còn chứa nhiều vitamin A, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể và cải thiện tình trạng viêm sưng. Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, da của bạn sẽ trở nên khỏe mạnh và mịn màng hơn.
Giúp giảm cảm giác thèm ăn: Mùi thơm của trái bưởi có tác dụng giảm cảm giác đói bụng và thèm ăn, giúp bạn kiểm soát lượng thực phẩm và tránh ăn quá nhiều, đặc biệt là các thực phẩm giàu calo. Hàm lượng chất xơ cao nhưng lại ít calo, bưởi là sự lựa chọn hoàn hảo để giữ cho bạn cảm thấy no và hỗ trợ kế hoạch giảm cân.
Giảm sốt, hỗ trợ điều trị cảm cúm: Nước ép trái bưởi cung cấp lượng lớn vitamin C và dịch, giúp giảm cảm giác khó chịu khi bị sốt. Bưởi cũng là lựa chọn tốt nếu bạn đang bị sốt hay mắc các bệnh cảm cúm thông thường do tác dụng tăng cường miễn dịch, bổ sung dịch cho cơ thể và hương vị thơm ngon dễ ăn.
Cải thiện chứng khó tiêu: Bưởi là thực phẩm phù hợp để bạn giảm các triệu chứng khó tiêu như cơn nóng và kích ứng của dạ dày. Sau khi ăn bưởi, dịch chất tiêu hóa trong đường ruột cũng được đẩy mạnh lưu thông, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Chống oxy hóa: Bưởi có chứa nhiều chất chống oxy hóa, như vitamin C và flavonoid, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do. Ngoài ra, trong trái bưởi còn chứa quinine tự nhiên - một chất thuộc nhóm kiềm, giúp giảm các triệu chứng của bệnh sốt.
Tác dụng phụ của nước ép bưởi
Nước ép bưởi chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, nhưng việc lạm dụng hoặc ăn không đúng cách có thể khiến cho lợi ích của nó giảm xuống đáng kể và gây hại cho sức khỏe. Việc uống nước ép bưởi cũng có thể có một số tác dụng phụ như sau:
Tương tác với một số loại thuốc: Nước ép bưởi có thể tương tác với hơn 85 loại thuốc, gây ra hiện tượng thuốc được hấp thụ với liều lượng lớn hơn và có thể tồn tại trong cơ thể lâu hơn. Điều này có thể dẫn đến việc sử dụng nhiều thuốc hơn mong muốn. Do đó, người dùng thuốc nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nước ép bưởi.
Làm tăng lượng đường trong máu: Uống bất kỳ loại nước ép trái cây nào cũng có thể làm thay đổi lượng đường trong máu của bạn. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường nhưng không biết mình mắc bệnh và đang ở quanh mức cao mạn tính là một điều rất nguy hiểm. Đối với những người có lượng đường trong máu thấp, uống nửa cốc nước trái cây sẽ làm tăng lượng đường trong máu, từ đó bình thường hóa lượng đường của nhóm đối tượng này.
Dễ dẫn đến lạnh bụng, tiêu chảy: Bưởi có tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người bụng yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Bưởi thường được dùng để hạ nhiệt, nếu hạ quá mức cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng.
Do đó, việc sử dụng nước ép bưởi nên được sử dụng đúng cách và hạn chế lạm dụng, đặc biệt là đối với những người dùng thuốc hoặc có các vấn đề về sức khỏe.
Người nào không nên ăn và uống nước ép bưởi?
Nước ép bưởi cũng có mặt lợi và mặt hại, do đó nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau thì nên cân nhắc trước khi uống nước ép bưởi:
Người đang đói: Bưởi chứa axit rất lớn, nếu ăn khi đói có thể làm hại dạ dày và đặc biệt không tốt cho những người đang giảm cân bằng bưởi. Do đó, bạn nên ăn cơm hay một chút gì đó trước khi ăn bưởi để lót dạ.
Người vừa uống rượu, hút thuốc: Nước ép bưởi có chứa Pyranocoumarin, làm tăng sự chuyển hoá của men ruột và gây tác dụng phụ như tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol. Vì vậy, bạn nên tránh ăn bưởi sau khi uống rượu, hút thuốc trong ít nhất 48 giờ.
Người bị tiêu hóa kém: Bưởi có tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng trở nên nghiêm trọng. Do đó, nếu trong người yếu thì không nên ăn quá nhiều bưởi, chỉ nên sử dụng để hạ nhiệt.
Người đang dùng thuốc: Bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc cho người già, tốt nhất là không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi. Nếu bạn có lượng mỡ trong máu cao, việc dùng nước ép bưởi để uống thuốc giảm béo có thể gây đau cơ và hại cho thận.
Người đang dùng thuốc hạ huyết áp: Nếu bạn đang sử dụng thuốc hạ huyết áp trong thời gian dài thì nên hạn chế ăn bưởi thường xuyên. Việc sử dụng quá nhiều bưởi có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và khiến thuốc không phát huy được tác dụng, gây tổn thương cho cơ thể.
Trên đây là một vài thông tin về tác dụng và tác dụng phụ của nước ép bưởi. Hy vọng qua bài viết trên, quý độc giả đã biết cách sử dụng nước ép bưởi khoa học, từ đó mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.