Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thị Thúy
Mặc định
Lớn hơn
Cua là món hải sản yêu thích của nhiều người bởi hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, với những ai đang gặp vấn đề về cholesterol cao, liệu món ăn này có làm tăng mỡ máu hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bị cholesterol cao có nên ăn cua hay không?”.
Cholesterol cao là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và xơ vữa động mạch. Chính vì thế, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu. Trong số các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, cua thường được nhắc đến như một món ăn chứa nhiều cholesterol. Vậy người bị cholesterol cao có nên ăn cua hay không?
Cua là một loại thực phẩm không rất bổ dưỡng, đặc biệt là trong trứng cua, chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, chất béo, phospholipid và vitamin. Tuy nhiên, một yếu tố cần lưu ý khi thưởng thức cua là cua có chứa lượng cholesterol khá cao.
Theo khuyến nghị mới nhất của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, đối với người bình thường, lượng cholesterol hấp thụ mỗi ngày không nên vượt quá 300 mg. Tuy nhiên, trong 100 gram thịt cua có chứa khoảng 235 mg cholesterol, còn trong 100 gram trứng cua lại có đến 460 mg cholesterol. Điều này có nghĩa là chỉ một con cua lông cỡ trung bình đã có thể khiến chúng ta vượt quá giới hạn lượng cholesterol khuyến cáo mỗi ngày.
Cholesterol trong máu được chia thành hai loại: Cholesterol "tốt" (HDL) và cholesterol "xấu" (LDL). Cholesterol xấu sẽ tích tụ trên thành mạch máu, tạo thành các mảng xơ vữa và lâu dài có thể gây tắc nghẽn mạch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các bệnh lý về mạch máu não.
Việc duy trì mức cholesterol trong máu ở mức hợp lý là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao như bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, hay mỡ máu cao, việc kiểm soát lượng cholesterol trong chế độ ăn uống càng trở nên quan trọng hơn.
Để giảm thiểu nguy cơ, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu cholesterol như cua, trứng cua, nội tạng động vật và các loại thịt béo. Thay vào đó, cần tăng cường ăn các loại trái cây, rau củ tươi, hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn và duy trì thói quen vận động hợp lý mỗi ngày. Việc làm này không chỉ giúp kiểm soát cholesterol mà còn bảo vệ sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa các bệnh tim mạch nguy hiểm.
Cholesterol máu cao là một tình trạng phổ biến và có thể dẫn đến các bệnh lý tim mạch nghiêm trọng nếu không được kiểm soát. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu nguyên nhân của cholesterol máu cao, chúng ta cần biết rằng cholesterol không phải là chất có hại, mà là một thành phần quan trọng của lipid máu. Cholesterol tham gia vào nhiều hoạt động sống của cơ thể. Trong máu, cholesterol được chia thành hai loại chính: LDL (cholesterol xấu) và HDL (cholesterol tốt). Khi LDL cholesterol tăng cao kéo dài, nó có thể dẫn đến việc lắng đọng mỡ trong mạch máu, gây xơ vữa động mạch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cholesterol máu cao là yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc cholesterol máu cao, các thành viên khác cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Nguyên nhân chính là do các gen có vấn đề trong việc điều chỉnh quá trình xử lý cholesterol và chất béo của cơ thể. Dù không thể phòng ngừa hoàn toàn, những người có nguy cơ di truyền vẫn có thể kiểm soát nồng độ cholesterol của mình bằng cách tuân theo các phương pháp điều trị và duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh.
Chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh là một nguyên nhân quan trọng gây cholesterol máu cao. Những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo trans như thịt đỏ, bơ, kem, các sản phẩm chế biến sẵn, và nội tạng động vật đều cung cấp lượng cholesterol xấu cao cho cơ thể. Những loại cholesterol này khó được cơ thể chuyển hóa và hấp thu hoàn toàn, dẫn đến sự tích tụ trong máu và tạo thành các mảng xơ vữa trong mạch máu.
Thói quen lười vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc cholesterol máu cao. Những người ít vận động có nguy cơ tăng lượng cholesterol trong máu do cơ thể không có cơ hội đốt cháy lượng mỡ dư thừa.
Ngoài ra, hút thuốc lá là một yếu tố gây hại cho mức cholesterol. Khói thuốc không chỉ làm giảm lượng cholesterol tốt (HDL) mà còn làm gia tăng cholesterol xấu (LDL), từ đó làm mất cân bằng cholesterol trong cơ thể.
Một số bệnh lý như suy giáp, tiểu đường, và bệnh thận có thể làm tăng mức cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, một số loại thuốc điều trị cũng có thể làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể khi sử dụng trong thời gian dài.
Việc tiêu thụ quá nhiều rượu bia có thể làm tăng cholesterol trong máu và gây ra các biến chứng tim mạch nghiêm trọng.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc cholesterol máu cao bao gồm người thừa cân béo phì, có tiền sử gia đình mắc bệnh cholesterol máu cao, hoặc người có chế độ ăn uống giàu chất béo bão hòa. Việc kiểm soát chế độ ăn uống và sinh hoạt là điều cần thiết để ngăn ngừa và điều trị tình trạng này.
Cholesterol máu cao là tình trạng mà nhiều người gặp phải và nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các bệnh tim mạch nghiêm trọng. Khi nghi ngờ mức cholesterol trong máu cao, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm mỡ máu để xác định nồng độ cholesterol. Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm việc sử dụng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để kiểm soát cholesterol máu một cách hiệu quả.
Các loại thuốc điều trị cholesterol máu cao chủ yếu bao gồm:
Ngoài việc sử dụng thuốc, chế độ sinh hoạt là yếu tố quan trọng để kiểm soát cholesterol máu. Các biện pháp sau có thể giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa các biến chứng:
Kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi lối sống là phương pháp hiệu quả nhất để kiểm soát cholesterol máu cao và bảo vệ sức khỏe tim mạch lâu dài.
Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc, bị cholesterol cao có nên ăn cua hay không? Cua có thể là một thực phẩm bổ dưỡng nếu được tiêu thụ hợp lý trong chế độ ăn của người bị cholesterol cao. Tuy nhiên, việc kiểm soát lượng tiêu thụ và lựa chọn các phương pháp chế biến phù hợp là rất quan trọng. Nếu bạn mắc cholesterol cao, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định khẩu phần cua phù hợp và kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Chế độ ăn uống khoa học cùng lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn duy trì mức cholesterol trong máu ổn định và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.