Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thuốc đóng một vai trò nhất định trong việc kiểm soát triệu chứng thoát vị bẹn. Chữa thoát vị bẹn bằng thuốc liệu có phải là giải pháp tối ưu? Tìm hiểu thực hư về hiệu quả, rủi ro và các lựa chọn điều trị khác để đưa ra quyết định sáng suốt cho sức khỏe của bạn.
Việc chữa thoát vị bẹn bằng thuốc luôn là một vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai muốn tìm kiếm giải pháp thay thế cho phẫu thuật. Tuy nhiên, liệu phương pháp này có thực sự hiệu quả và an toàn như mọi người vẫn nghĩ? Bài viết này Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về vấn đề này, giúp bạn hiểu rõ hơn về thoát vị bẹn và các lựa chọn điều trị hiện có.
Thoát vị bẹn xảy ra khi một phần nội tạng trong ổ bụng, thường là ruột, trượt xuống bìu thông qua một lỗ hổng hoặc điểm yếu trên thành bụng. Đây là dạng thoát vị thành bụng thường gặp nhất. Khi các cơ quan này bị mắc kẹt trong bìu, chúng có thể bị chèn ép, gây tắc nghẽn và cản trở lưu thông máu.
Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như thiếu máu cục bộ và thậm chí hoại tử mô. Các biến chứng này có thể xảy ra bất ngờ và không thể dự đoán trước được.
Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất của thoát vị bẹn là sự xuất hiện của một khối thoát vị bất thường ở vùng bẹn, có thể chỉ ở một bên hoặc cả hai bên. Khối thoát vị này thường thay đổi kích thước tùy theo tư thế, có xu hướng lớn dần khi bệnh nhân đứng, ho hoặc gắng sức, và thu nhỏ hoặc biến mất khi nằm nghỉ.
Ở nam giới, thoát vị bẹn có thể kèm theo hiện tượng khối thoát vị tràn xuống bìu, gây cảm giác nặng nề, khó chịu, thậm chí gây sưng, đau và đỏ bìu. Bệnh nhân thường gặp phải cảm giác đau hoặc khó chịu tại vùng bẹn, đặc biệt khi vận động mạnh hoặc mang vác vật nặng. Cảm giác này thường giảm đi khi bệnh nhân nghỉ ngơi.
Một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc thoát vị bẹn bao gồm:
Thoát vị bẹn ở người lớn thường không gây nguy hiểm ngay lập tức và có thể điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất là thoát vị nghẹt. Trong tình trạng này, các cơ quan thoát vị (thường là ruột) bị kẹt cứng tại cổ túi thoát vị, không thể di chuyển trở lại vị trí ban đầu. Thiếu máu cục bộ và hoại tử là những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi phần ruột bị mắc kẹt trong khối thoát vị. Nếu không được phẫu thuật cấp cứu, thoát vị nghẹt có thể gây tử vong.
Thoát vị kẹt cũng là một biến chứng thường gặp, tuy không nguy hiểm bằng thoát vị nghẹt nhưng cũng gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Trong thoát vị kẹt, các cơ quan thoát vị bị mắc kẹt trong túi thoát vị, không thể tự đẩy lên được, gây cảm giác khó chịu, đau đớn và tăng nguy cơ chấn thương.
Ngoài ra, thoát vị bẹn còn có thể gây ra biến chứng chấn thương. Khi khối thoát vị lớn và thường xuyên di chuyển, các tác động từ bên ngoài có thể gây tổn thương, thậm chí vỡ các cơ quan bên trong khối thoát vị.
Tuy thoát vị bẹn không gây nguy hiểm cấp tính nhưng liệu có thể chữa thoát vị bẹn bằng thuốc không? Hiện tại, chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn thoát vị bẹn. Phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau, kiểm soát triệu chứng tạm thời chứ không thể giải quyết triệt để vấn đề. Do đó, phẫu thuật là lựa chọn tối ưu và duy nhất để điều trị dứt điểm thoát vị bẹn, giúp đưa các tạng trở về vị trí ban đầu và củng cố thành bụng, ngăn ngừa tái phát.
Tuy nhiên, trước khi quyết định phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám toàn diện, đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để đưa ra chỉ định phù hợp. Đối với những người trên 65 tuổi hoặc có các bệnh lý nền nghiêm trọng, phẫu thuật có thể không phải là lựa chọn khả thi. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể khuyến nghị các biện pháp hỗ trợ như sử dụng đai đeo thoát vị, mặc quần bó sát,...
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, việc điều trị thoát vị bẹn nên được thực hiện càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện bệnh để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Phẫu thuật thoát vị bẹn thường được chỉ định cho hầu hết mọi lứa tuổi, ngoại trừ trẻ sinh non hoặc những người có bệnh lý nghiêm trọng đi kèm.
Để trả lời cho câu hỏi "Có thể chữa thoát vị bẹn bằng thuốc không?" là không. Thuốc không thể thay thế phẫu thuật trong việc điều trị dứt điểm thoát vị bẹn. Tuy nhiên, thuốc có thể đóng vai trò hỗ trợ trong việc giảm đau và cải thiện triệu chứng, đặc biệt trong thời gian chờ phẫu thuật hoặc đối với những trường hợp không đủ điều kiện phẫu thuật.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.