Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ngộ độc nên uống gì để tránh biến chứng nguy hiểm tính mạng

Ngày 18/06/2022
Kích thước chữ

Tình trạng ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là trúng thực là tình trạng không hiếm gặp. Các triệu chứng thường tồn tại trong thời gian ngắn hoặc có thể đe dọa tính mạng cần phải có sự can thiệp của y tế. Vậy ngộ độc nên uống gì thì để xử lý tình trạng này, mời bạn tham khảo bài viết.

Ngộ độc thực phẩm là một triệu chứng thường thấy trong cuộc sống. Các triệu chứng của bệnh rất đa dạng, với các mức độ nguy hiểm khác nhau. Để điều trị đúng cách, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân và mức độ nguy hiểm và những loại thuốc cần dùng nào dùng cho ngộ độc thực phẩm. Tìm hiểu ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì dưới đây nhé.

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Đau bụng, đầy hơi

Khi bị đau bụng và đầy hơi là những dấu hiệu rất dễ nhận biết khi bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, dấu hiệu này rất giống với những cơn đau bụng khác nên rất dễ bị nhầm lẫn và chủ quan. Do đó bạn nếu bạn thấy cơn đau bụng không có dấu hiệu giảm mà càng lúc càng đau, đi vệ sinh nhiều thì đó là dấu hiệu ngộ độc thức ăn.

Tiêu chảy

Đau bụng kèm theo tiêu chảy liên tục, phân lỏng hoặc nôn mửa thì càng chắc chắn hơn bạn bị ngộ độc thực phẩm. Do thực phẩm có chất độc làm rối loạn hệ tiêu hoá.

Ngộ độc nên uống gì để tránh biến chứng nguy hiểm tính mạng 1Đau bụng, tiêu chảy là những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm điển hình

Mệt mỏi, chán ăn

Khi bạn bị ngộ độc thức ăn, các chất độc đi vào hệ tiêu hóa và bắt đầu được hấp thụ, lúc này dạ dày không còn tải được thức ăn nên trong khoảng 12 giờ bạn sẽ có cảm giác không muốn ăn. Lúc này cơ thể ra nhiều mồ hôi, không uống được nhiều nước mà còn bị nôn trớ khiến cơ thể mất nhiều nước và khoáng chất nên dễ phát sốt, chóng mặt.

Cách xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà

Để trả lời câu hỏi ngộ độc nên uống thuốc gì, bạn cần xác định rõ nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Người bị ngộ độc có các triệu chứng nguy hiểm và có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được can thiệp và điều trị nhanh chóng. Xử lý ngộ độc tại nhà có hai mục đích chính: 

  • Hạn chế sự hấp thụ chất độc của cơ thể. 
  • Tăng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.

Ngộ độc nhẹ nên uống gì tại nhà

Để sử dụng đúng các loại thuốc ngộ độc, bạn cần hiểu rõ hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc. Ngoài ra, cũng cần xác định đúng nguyên nhân và mức độ nguy hiểm ngộ độc. Tuỳ vào triệu chứng ngộ độc mà dùng các loại thuốc khác nhau.

Oresol

Nôn mửa và tiêu chảy là những dấu hiệu nhẹ thường gặp ở bệnh nhân ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, nếu tình trạng nôn mửa và tiêu chảy diễn ra liên tục khiến cơ thể bị mất nước sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bị ngộ độc cần uống nhiều nước hoặc Oresol. Những bệnh nhân bị tiêu chảy quá nhiều có thể sử dụng thêm 1 - 3 gói Smecta/ngày. 

Sorbitol

Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm có thể sử dụng sorbitol hoặc dùng than hoạt. Than hoạt tính có tác dụng trung hòa một số chất độc trong thức ăn và ngăn cản quá trình hấp thụ chất độc của dạ dày. Ngoài ra, thuốc xổ sorbitol có chức năng tăng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.

Kháng sinh

Trường hợp người bệnh bị ngộ độc thức ăn do vi khuẩn thì cần dùng một số loại kháng sinh như ciprofloxacin hoặc biseptol khi có chỉ định của bác sĩ. 

Xử lý trường hợp ngộ độc nguy hiểm

Trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể tự uống thuốc tại nhà, cũng cần lưu ý những biến chứng và dấu hiệu nghiêm trọng ở bệnh nhân. Một số biến chứng có thể xảy ra là:

  • Nôn ra máu.
  • Đau bụng dữ dội, đi ngoài ra phân lỏng.
  • Sốt 

Nếu người bệnh có các biến chứng trên, cần đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được điều trị. Người nhà nên bình tĩnh và thực hiện các bước sau:

  • Ngừng ăn ngay lập tức và ghi loại thực phẩm đã gây ra ngộ độc. 
  • Nếu bệnh nhân còn tỉnh giúp người bị nôn ra thức ăn nhanh chóng. Gây nôn bằng cách cho uống một ngụm nước, dùng ngón tay xoa cổ họng, đặt tay vào cuống lưỡi để gây nôn. 
  • Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất.
Ngộ độc nên uống gì để tránh biến chứng nguy hiểm tính mạng 2Khí mới bị ngộ độc nên kích thich nôn để lại bỏ độc tố ra ngoài trước khi cơ thể hấp thụ

Tại bệnh viện, bệnh nhân ngộ độc nên uống gì?

Nếu bệnh nhân có các triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng, việc hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân là ưu tiên hàng đầu. Đồng thời, bệnh nhân được điều trị các triệu chứng tương ứng.

Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ

  • Kích thích nôn để loại bỏ chất độc. Chất nôn sẽ được quan sát và lưu mẫu để phân tích.
  • Bệnh nhân được cho uống than hoạt tính và sorbitol.
  • Truyền dung dịch để bù điện giải và nước cho cơ thể
  •  Rửa dạ dày trong vòng 1 giờ đầu sau khi ăn phải thức ăn độc hại.

Cấp cứu khi ngộ độc nặng

Các biện pháp hồi sức cấp cứu được ưu tiên ở những bệnh nhân ngộ độc nặng. Các biện pháp này nhằm đảm bảo hoạt động của cả 3 hệ cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, thần kinh. Ngoài ra còn hỗ trợ các hoạt động chức năng của gan và thận. 

  • Hô hấp: Bệnh nhân ngộ độc có thể dẫn đến liệt cơ hô hấp. Cần mở đường thở, hút chất nhầy, thở oxy.
  • Tuần hoàn: Rối loạn nhịp tim và tụt huyết áp là hai dấu hiệu cần được điều trị ngay lập tức. Tùy trường hợp mà dùng thuốc phù hợp. Các loại thuốc được sử dụng là arenalin, digoxin, dobutamine, truyền dịch tĩnh mạch,...
  • Thần kinh: Tình trạng thay đổi ý thức như hôn mê, co giật,... có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
  • Gan và thận: Ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến suy gan và suy thận. Các biện pháp lọc thận, lọc máu được thực hiện để hỗ trợ chức năng của gan.

Thuốc giải độc đặc hiệu

Trong một số trường hợp ngộ độc thực phẩm cần phải uống thuốc giải độc. Thuốc giải độc đặc hiệu cho từng nguyên nhân với liều lượng phù hợp. Vì vậy, người bệnh phải sử dụng đúng liều lượng thì mới phát huy hết tác dụng. Sẽ rất hữu ích rất nhiều cho bác sĩ nếu bạn cung cấp đầy đủ thông tin về liều lượng thức ăn gây ngộ độc.

Ngộ độc nên uống gì để tránh biến chứng nguy hiểm tính mạng 3Sau khi xử lý nôn ra ngoài tại nhà thì nên đến bệnh viện để được uống thuốc loại bỏ độc 

Để có thể trả lời câu hỏi ngộ độc nên uống gì? Trước hết, phải xác định được nguyên nhân và mức độ nguy hiểm với bệnh nhân. Nếu bệnh nhẹ, người bị có thể dùng thuốc tại nhà. Tuy nhiên, để sử dụng một số loại thuốc cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Để phòng tránh được ngộ độc thực phẩm cần ăn chín, uống sôi và rửa tay trước khi ăn. Tránh ăn những thực phẩm đã bị ôi thiu, hết hạn sử dụng. Tuyệt đối không ăn thực phẩm độc hại như thịt cóc, cá nóc, nấm độc, khoai tây mọc mầm,...

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin