Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thuốc sốt rét là phương pháp điều trị quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh sốt rét. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này không phải lúc nào cũng an toàn tuyệt đối. Vậy tác dụng phụ của thuốc sốt rét là gì?
Sốt rét là bệnh có nguồn gốc từ ký sinh trùng, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển rất nặng. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể gặp phải tác dụng phụ của thuốc sốt rét trong quá trình điều trị. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về tác dụng không mong muốn của loại thuốc này nhé!
Sốt rét là một bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, sau khi người bệnh bị muỗi Anopheles đốt từ 10 đến 15 ngày. Triệu chứng của bệnh gần giống như sốt nhiễm khuẩn thông thường nhưng trong trường hợp sốt ác tính, biểu hiện có thể rất nghiêm trọng.
Bệnh thường trải qua ba giai đoạn: Rét run, sốt và vã mồ hôi, kèm theo ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi, nhịp tim tăng , thở nhanh, đau nhức cơ xương khớp, tiêu chảy... Ở các trường hợp sốt ác tính, người bệnh có thể sốt liên tục, có cảm giác ớn lạnh, đau đầu dữ dội, nổi da gà, rối loạn ý thức, co giật… Hậu quả là cơ thể suy nhược, lách to, gan to, suy thận và thiếu máu nặng.
Thời gian ủ bệnh, mức độ nặng nhẹ và tính chất của cơn sốt sẽ khác nhau tùy theo chủng Plasmodium mà người bệnh nhiễm. Hiện nay, có 5 chủng ký sinh trùng gây bệnh sốt rét ở người, bao gồm:
Tại Việt Nam, đến nay đã phát hiện 3 chủng gây bệnh là P. vivax, P. falciparum và P. malariae.
Trước khi tìm hiểu về tác dụng phụ của thuốc sốt rét, hãy tìm hiểu về các cách điều trị bệnh lý này nhé.
Một số nguyên tắc trong phác đồ điều trị bệnh sốt rét cần tuân theo là:
Với những trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh sẽ sử dụng thuốc theo cách sau:
Điều trị cắt cơn sốt
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào từng chủng khác nhau:
Điều trị chống tái phát và lây lan bệnh
Đây là bước rất quan trọng để người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn:
Điều trị sốt rét ác tính
Với trường hợp sốt ác tính, người bệnh sẽ điều trị tiêm tĩnh mạch thuốc Artesunat với liều 2,4mg/kg cân nặng trong giờ đầu tiên. Sau đó 24 giờ, tiến hành tiêm nhắc lại liều 1,2mg/kg và tiếp tục sử dụng liều 1,2mg/kg/ngày cho đến khi bệnh nhân đủ điều kiện dùng thuốc uống. Đảm bảo dùng thuốc đủ liều trong 7 ngày.
Mặc dù có nhiều hiệu quả trong quá trình điều trị nhưng người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ của thuốc sốt rét như:
Một số biệt dược phổ biến của Chloroquine bao gồm Nivaquin, Resorchin, Delagyl, Aralen... Các loại này thường được bào chế dưới dạng viên nén hàm lượng 250mg, chứa 150mg base. Việc sử dụng Chloroquin có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
Đây là loại thuốc tương đối lành tính, ít gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số phản ứng thoáng qua mà người bệnh có thể gặp bao gồm rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, thuốc cũng tác động vào hệ thần kinh gây hoa mắt chóng mặt và nhức đầu. Trừ khi cần điều trị sốt rét ác tính, Artesunat không nên được sử dụng cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu.
Người dùng có thể gặp các tác dụng phụ của thuốc sốt rét này như: Dị ứng, mẩn ngứa và kích ứng đường tiêu hóa khi dùng thuốc Dihydroartemisinin-piperaquine. Trong một số trường hợp, thuốc có thể gây mệt mỏi, chóng mặt, tăng huyết áp, thậm chí là suy nhược cơ thể.
Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng ù tai, chóng mặt, nhức đầu và buồn nôn. Thành phần của thuốc Quinin dễ gây phát ban, mẩn ngứa và nổi mày đay. Nếu sử dụng trong thời gian dài còn có thể dẫn đến kích thích hệ thần kinh, giảm thân nhiệt, hạ huyết áp, lo sợ, mê sảng, ngất, giảm thính lực và thị lực. Việc tiêm bắp kéo dài tại cùng một vị trí có thể gây đau và nguy cơ hoại tử. Thuốc Quinin chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan, suy thận, người mắc các bệnh lý tim mạch, mắt, tai, nhược cơ và phụ nữ mang thai trong các tháng cuối của thai kỳ.
Sau khi dùng thuốc, bệnh nhân thường gặp các phản ứng như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đau thượng vị, co cứng cơ bụng ở mức độ nhẹ đến vừa. Ở những trường hợp nghiêm trọng hơn, thuốc có thể gây tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, thiếu máu nhẹ, thiếu máu tán huyết, tăng bạch cầu và tăng methemoglobin máu.
Để giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc sốt rét, bạn nên tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và tránh sử dụng chất kích thích cũng giúp làm giảm khả năng gặp các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích về tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc điều trị sốt rét. Theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm kiến thức hữu ích về phòng chữa bệnh nhé!
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.