Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiêm vắc xin zona thần kinh là một biện pháp phòng ngừa bệnh đơn giản, hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng rằng, họ có thể mắc phải bệnh thuỷ đậu sau khi tiêm vắc xin zona thần kinh. Vậy sau khi tiêm phòng zona có bị thuỷ đậu không? Có nên tiêm phòng cả vắc xin zona và vắc xin thuỷ đậu không?
Bệnh zona thần kinh và bệnh thuỷ đậu có một mối liên hệ mật thiết với nhau do cùng một loại virus gây ra. Vậy sau khi tiêm phòng zona có bị thuỷ đậu không? Nên tiêm vắc xin gì để phòng ngừa cả bệnh zona thần kinh và bệnh thuỷ đậu?
Bệnh thuỷ đậu và bệnh zona thần kinh có một mối liên hệ mật thiết với nhau, bởi hai bệnh lý này đều do virus Varicella Zoster gây ra.
Sau khi một người mắc phải căn bệnh thuỷ đậu, virus Varicella Zoster sẽ không biến mất hoàn toàn sau khi đã khỏi bệnh. Thay vào đó, nó sẽ cư trú và tiềm ẩn ở các rễ thần kinh cảm giác ngay cạnh cột sống trong trạng thái “ngủ đông”.
Sau một thời gian dài (thường vài năm đến vài chục năm), khi hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh bị suy yếu do tuổi tác, bệnh lý hoặc stress thì virus Varicella Zoster có thể “tái hoạt động” để rời khỏi khu vực trú ngụ, sau đó di chuyển dọc theo các dây thần kinh trong cơ thể đi ra ngoài ra và gây ra bệnh zona thần kinh hay còn được gọi là bệnh giời leo.
Bệnh thuỷ đậu chủ yếu xảy ra ở trẻ em và gây ra những nốt mụn nước ngứa rát nằm rải rác trên da. Trong khi đó, bệnh zona thần kinh phổ biến hơn ở nhóm người từ 50 tuổi trở lên hoặc những người có hệ miễn dịch suy giảm hay mắc bệnh lý nền… và gây ra các nốt mụn nước bỏng rát kinh khủng dọc theo dây thần kinh bị tổn thương nằm ở một bên của cơ thể.
Bệnh zona thần kinh có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và biến chứng nguy hiểm, từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như tinh thần của người bệnh. Đặc biệt, bệnh zona có thể để lại những cơn đau thần kinh dai dẳng kéo dài hàng chục năm, thậm chí là suốt đời. Do đó, việc tiêm phòng vắc xin thuỷ đậu đầy đủ và đúng lịch là rất cần thiết để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thuỷ đậu ở trẻ em, từ đó cũng giúp giảm nguy cơ khiến bệnh zona phát triển trong tương lai.
Như vậy, bệnh thuỷ đậu và bệnh zona thần kinh có mối liên hệ mật thiết với nhau do cùng một loại virus gây ra. Vậy sau khi tiêm phòng zona có bị thủy đậu không?
Sau khi tiêm phòng zona có bị thuỷ đậu không đang là thắc mắc của nhiều người. Theo đó, các chuyên gia cho biết, việc tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh zona thần kinh không liên quan đến bệnh thuỷ đậu, nghĩa là không gây ra bệnh thuỷ đậu. Lý giải về điều này, các chuyên gia cho biết cần phải phân tích dựa trên có 3 yếu tố quan trọng, bao gồm:
Vắc xin thuỷ đậu và vắc xin zona thần kinh được nghiên cứu và phát triển với những mục đích riêng biệt. Vắc xin thuỷ đậu là một loại vắc xin sống đã giảm động lực có chứa một lượng virus Varicella Zoster (VZV) được làm suy yếu giúp cơ thể tạo ra miễn dịch chống lại virus thuỷ đậu.
Trong khi đó, vắc xin zona là một loại vắc xin bất hoạt, tái tổ hợp có chứa kháng nguyên gE của virus Varicella Zoster và được chất bổ trợ đặc biệt AS01B bổ trợ, không chứa virus sống giảm động lực nhằm phòng ngừa bệnh zona thần kinh.
Vắc xin thuỷ đậu và vắc xin zona thần kinh khác nhau về cơ chế phòng bệnh. Vắc xin thuỷ đậu có chứa virus Varicella Zoster đã được giảm động lực kích thích hệ miễn dịch cơ thể sản sinh ra kháng thể để chống lại sự nhiễm trùng do loại virus này gây ra nhằm phòng ngừa bệnh thuỷ đậu hiệu quả. Trong khi đó, vắc xin zona thần kinh được phát triển nhằm tăng cường đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus Varicella Zoster để giúp ngăn chặn sự tái hoạt động của loại virus này đã có trong cơ thể sau khi khỏi bệnh thuỷ đậu.
Vắc xin thuỷ đậu được chỉ định tiêm chủng cho trẻ em hoặc người trưởng thành chưa từng mắc phải bệnh thuỷ đậu để phòng ngừa nhiễm virus VZV lần đầu tiên. Trong khi đó, vắc xin zona thần kinh được khuyến nghị tiêm cho nhóm đối tượng từ 50 tuổi trở lên và người từ 18 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh zona thần kinh.
Chính vì thế, người tiêm vắc xin zona thần kinh thường đã mắc phải bệnh thuỷ đậu trước đó. Do đó, việc tiêm phòng vắc xin zona thần kinh là giúp ngăn chặn sự tái hoạt động của virus Varicella Zoster đã có sẵn trong cơ thể trước đó chứ không liên quan đến căn bệnh thuỷ đậu. Vậy nên tiêm loại vắc xin gì để phòng ngừa cả bệnh thuỷ đậu và bệnh zona thần kinh?
Bên cạnh vấn đề “tiêm phòng zona có bị thủy đậu không?”, nhiều người cũng thắc mắc rằng “tiêm gì để phòng ngừa cả 2 căn bệnh thuỷ đậu và zona thần kinh?”. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, bạn nên tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch cả 2 loại vắc xin thuỷ đậu và zona thần kinh để tăng cường khả năng phòng ngừa hiệu quả cả hai 2 căn bệnh truyền nhiễm này. Bởi vắc xin thuỷ đậu chỉ giúp phòng ngừa bệnh thuỷ đậu, ngược lại vắc xin zona thần kinh chỉ phòng ngừa được bệnh zona thần kinh.
Virus Varicella Zoster là tác nhân chính gây ra cả bệnh thuỷ đậu và bệnh zona thần kinh. Vắc xin thuỷ đậu kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể đặc hiệu nhằm chống lại virus VZV, từ đó giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng ban đầu và giảm thiểu nguy cơ virus VZV xâm nhập vào cơ thể rồi tiềm ẩn trong hạch thần kinh. Chính vì thế, vắc xin thuỷ đậu giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh thuỷ đậu và giảm nguy cơ mắc bệnh bệnh zona nhưng lại không thể thay thế được vắc xin zona thần kinh để phòng ngừa bệnh lý này.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, mọi người nên tiêm vắc xin thuỷ đậu đầy đủ và đúng lịch khi còn nhỏ. Đồng thời tiêm bổ sung vắc xin phòng ngừa bệnh zona thần kinh để đạt được hiệu quả phòng bệnh một cách tối ưu nhất cho cả 2 căn bệnh thuỷ đậu và bệnh zona thần kinh.
Tóm lại, tiêm vắc xin phòng bệnh zona thần kinh không tác động và gây ra bệnh thuỷ đậu. Bởi cả hai loại vắc xin thuỷ đậu và vắc xin zona thần kinh được nghiên cứu, phát triển với mục đích phòng bệnh khác nhau, mặc dù có liên quan đến cùng một loại virus gây bệnh là Varicella Zoster.
Vắc xin thuỷ đậu được chỉ định tiêm chủng cho trẻ nhỏ và người lớn chưa từng mắc bệnh trước đó, trong khi đó vắc xin zona thần kinh được khuyến cáo tiêm cho người trưởng thành, chủ yếu là người đã từng mắc phải bệnh thuỷ đậu để ngăn chặn sự tái hoạt động của virus Varicella Zoster. Do vậy, với câu hỏi “tiêm phòng zona có bị thủy đậu không?” thì câu trả lời là tiêm vắc xin zona thần kinh không làm cho bạn mắc bệnh thuỷ đậu nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...