Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rất nhiều người gặp phải tình trạng tập thể dục bị khó thở. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy khi bạn tập thể dụng đã thở bằng miệng hoặc do các tác động từ môi trường, thậm chí còn có khả năng là do các bệnh lý về đường hô hấp. Vậy để hiểu rõ hơn vì sao tập thể dụng xong khó thở và các xử trí tình trạng này thì cùng đọc bài viết sau nhé!
Tập thể dục giúp cho chúng ta duy trì vóc dáng cân đối và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, một số người hay bị khó thở khi tập thể dục, vậy nguyên nhân là do đâu?
Nếu bị bạn bị khó thở, thở gấp gáp sau khi tập luyện thì đây có thể là do tốc độ hô hấp tăng lên. Khi tập thể dục, các cơ bắp sẽ hoạt động nên cần thêm oxy từ máu và cần máu lấy đi lượng carbonic chúng ta đang thải ra. Để làm được điều này thì nhịp tim và nhịp thở cũng tăng lên.
Thông thường, nhịp thở khi cơ thể nghỉ ngơi là khoảng 15 lần mỗi phút. Còn khi tập thể dụng, tốc độ nhịp thở có thể thăng đến 40 - 60 lần mỗi phút. Sau khi ngừng tập từ 15 - 30 phút, nhịp thở sẽ quay lại trạng thái bình thường.
Vậy nên nếu như bạn không tập thường xuyên, thì có thể gặp tình trạng khó thở. Còn với những ai thường xuyên tập luyện, cơ bắp dần hoạt động hiệu quả hơn thì nhu cầu oxy cũng giảm đi nên họ sẽ thấy thoải mái hơn trong việc hít thở.
Đây cũng là yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến nhịp thở của chúng ta khi tập luyện thể dục. Bởi nếu không khí bị ô nhiễm, hanh khô, lạnh thì có thể gây ảnh hưởng tới phổi. Chúng làm cho đường thở của chúng ta co lại, kích thích đến phổi và cổ họng, từ đó gây khó thở.
Khi chúng ta già đi, phổi bắt đầu suy giảm chức năng. Lúc này, đường thở và mạch máu trở nên kém linh hoạt hơn, những túi khí giãn nở làm cho quá trình vận chuyển oxy không còn hiệu quả như trước.
Không chỉ vậy, càng lớn tuổi thì khung xương ở lồng ngực cũng cứng hơn, có bóp yếu đi khiến cho luồng không khí đi vào trở nên ít hơn. Cơ bắp cũng bị yếu đi, trong đó có cả cơ hoành - cơ hình vòm nằm bên dưới phổi. Toàn bộ những yếu tố này đều tác động đến việc hít thở, khiến chúng ta khó thở hơn sau khi tập thể dục.
Nếu bạn tập thể dục bị khó thở do bệnh lý thì nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn cách cải thiện cho phù hợp, đúng cách. Còn nếu xuất phát từ nguyên nhân là do việc tập luyện chưa đúng cách hoặc không thường xuyên hay lão hóa thì có thể tham khảo một số cách xử trí như sau:
Nếu bị khó thở, bạn hãy duy trì việc hít thở bằng mũi trong suốt quá trình tập luyện. Đồng thời cũng nên áp dụng thử cách thở mím môi. Phương pháp thở này đòi hỏi bạn phải hít vào bằng mũi nhưng thở ra bằng miệng và môi phải chúm lại như huýt sáo. Nếu thực hiện đúng cách, phương pháp này sẽ giúp hơi thở của bạn đều đặn hơn, duy trì sức chịu đựng trong suốt buổi tập luyện.
Khởi động là một bước quan trọng trước khi tập thể dục hay bất cứ bộ môn thể thao nào. Do đó, bạn hãy khởi động nhẹ nhàng để giúp hạn chế tổn thương cho cơ thể và giúp giảm tình trạng khó thở khi tập luyện nhé.
Khi cơ thể đang mắc bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, sốt,... Không chỉ sức đề kháng bị yếu đi mà có thể bạn còn bị nghẹt mũi, nếu tập luyện sẽ gây ra tình trạng khó thở. Nếu vẫn cố gắng tập thể dục trong thời điểm này thì có thể sẽ khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Lựa chọn bài tập phù hợp là điều rất cần thiết, nhất là với những người cao tuổi. Nếu tập luyện các bài tập quá nặng hoặc với tần suất cao sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Không chỉ vậy, khi tập thể dục, nếu bạn thấy mình bị khó thở thì nên dừng lại và nghỉ ngơi. Không nên cố tập luyện quá sức nhé!
Tập thể dục là một cách hỗ trợ chúng ta nâng cao sức khỏe và duy trì vóc dáng tốt hơn, tuy nhiên nên tập luyện với chế độ và bài tập phù hợp. Khi nhận thấy những dấu hiệu khó thở trong lúc tập thì bạn nên dừng lại và nghỉ ngơi để đưa cơ thể về trạng thái bình thường. Ngược lại nếu tình trạng khó thở kéo dài liên tục thì hãy đi thăm khám để được chẩn đoán nguyên nhân. Từ đó có cách cải thiện hoặc điều trị cho phù hợp nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.