Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Bệnh thường gặp/
  4. Giun rồng

Giun rồng là gì? Những vấn đề cần biết về Giun rồng

Bác sĩPhan Thị Mỹ Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học Dự phòng tại Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Với phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh", mong muốn mang đến nhiều thông tin kiến thức y khoa để mọi người được nâng cao sức khỏe và chủ động phòng bệnh.

Xem thêm thông tin

Giun rồng là một ký sinh trùng gây bệnh truyền nhiễm trên người có tên khoa học là Dracunculus medinensis (thường được viết tắt là GWD). Người nhiễm Giun rồng hiếm khi gây tử vong, nhưng cũng nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc trong một khoảng thời gian khá dài.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung giun rồng

Giun rồng là gì?

Bệnh Giun rồng (Guinea worm disease - GWD) do loài giun ký sinh Dracunculus medinensis hay còn gọi là giun Guinea gây ra. Loại giun này là loại ký sinh trùng lớn nhất ảnh hưởng đến con người. Con cái trưởng thành có thể dài từ 600 đến 800 mm và đường kính 2 mm.

Khi một người uống nước bị ô nhiễm từ ao hoặc giếng cạn, vỏ bọc của ấu trùng sẽ bị hòa tan bởi axit dạ dày của dạ dày và ấu trùng sẽ được giải phóng và di chuyển qua thành ruột. Sau khi con đực và con cái gặp nhau và giao phối khoảng 100 ngày thì con đực chết, trong khi con cái di chuyển lên cơ. Sau khoảng một năm bị nhiễm trùng, giun cái xuất hiện trên da (thường là từ bàn chân), giải phóng hàng nghìn ấu trùng và lặp lại vòng đời.

Bệnh thường gặp ở những người dân nông thôn, tách biệt với xung quanh, thiếu thốn nguồn nước sinh hoạt, phải phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn nước tù đọng như ao, hồ, giếng dùng làm nước uống, sinh hoạt như khu vực Châu phi. Đây là một bệnh lý tương đối hiếm ở Việt Nam, tuy nhiên việc thêm về bệnh lý này góp phần nâng tinh thần cải thiện chất lượng cuộc sống và mở rộng vốn kiến thức về y tế trong cộng đồng.

Triệu chứng giun rồng

Những dấu hiệu và triệu chứng của Giun rồng

Bệnh Giun rồng có xu hướng không có triệu chứng trong khoảng một năm. Các triệu chứng bắt đầu biểu hiện khi Giun rồng cái trưởng thành ra khỏi cơ thể qua vết phồng rộp. Trong thời gian này, người mắc bệnh có thể bị đau, sốt và sưng tấy.

Trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh, giun chui ra từ bàn chân hoặc cẳng chân của người bệnh, nhưng về mặc lý thuyết hiện tượng này có thể xảy ra trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Cụ thể như sau:

Tổn thương da:

Giun xuất hiện trên da kèm theo phù nề, đau đớn, phồng rộp và loét ở vùng mà giun xuất hiện, thậm chí là ngứa toàn thân.

Mất khả năng vận động:

Sự di cư và xuất hiện của giun đến các khoang khớp có thể dẫn đến mất khả năng vận động vĩnh viễn.

Nhiễm trùng vết thương da:

Các vết loét do giun xuất hiện có thể nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và đau.

Dị ứng:

Sự vô tình làm đứt, vỡ giun trong các mô có thể dẫn đến phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Dịch tễ học của bệnh phần lớn liên quan đến việc sử dụng các nguồn nước tù đọng như ao hồ và đôi khi là giếng cạn hoặc giếng bậc thang,… trong đó các ao nuôi thường là nguồn lây truyền chính.

Bệnh Giun rồng có tính chất theo mùa, tùy thuộc vào các yếu tố khí hậu. Ở vùng Sahelian, sự lây truyền thường xảy ra vào mùa mưa (tháng 5 đến tháng 8). Ở vùng thảo nguyên và rừng ẩm, đỉnh điểm xảy ra vào mùa khô (tháng 9 đến tháng 1).

GWD1.png
Tổn thương da hình giun hay gặp ở chân

Tác động của Giun rồng đối với sức khỏe

Nhiễm Giun rồng gây nhiều khó chịu cho người mắc. Đồng thời người mắc cũng trở thành nguồn lây lan bệnh cho những người xung quanh.

Một điều đáng tiếc có thể kể đến là những người mắc bệnh Giun rồng không dễ dàng tiếp cận với y học hiện đại vì họ sống trong điều kiện nghèo khó. Có thể mất tới ba tháng để một cá nhân hồi phục sau đợt bùng phát của Giun rồng. Nếu điều này xảy ra trong mùa thu hoạch hoặc mùa trồng trọt, sẽ ảnh hưởng đến kinh tế gia đình của người bị nhiễm bệnh.

Biến chứng có thể gặp khi mắc Giun rồng

Bệnh Giun rồng hiếm khi gây tử vong cho người mắc, nhưng một số biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra như:

  • Áp xe: Áp xe có thể xảy ra khi giun di chuyển đến các vị trí mô khác như phổi, màng ngoài tim, tủy sống.
  • Nhiễm trùng huyết: Đôi khi nhiễm trùng huyết có thể xảy ra do nhiễm trùng toàn thân và viêm mô tế bào.
  • Dị ứng: Nếu giun bị đứt vỡ trước khi thoát ra khỏi da hoàn toàn có thể dẫn đến phản ứng viêm nghiêm trọng, đau, sưng và viêm mô tế bào.
  • Vôi hóa: Trong một số trường hợp, giun có thể chết trước khi chui ra khỏi da và có thể bị vôi hóa và gây ra đau và sưng mạn tính.
  • Mất khả năng vận động: Khi giun đi qua các khớp có thể gây viêm, dính khớp.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi có bất kỳ dấu hiệu khó chịu nào kể trên, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.

Nguyên nhân giun rồng

Nguyên nhân dẫn đến Giun rồng

Mỗi năm một lần, con giun rồng cái trưởng thành chui ra ngoài qua da của người bị nhiễm bệnh (đây là lúc người bệnh biểu hiện triệu chứng ở da).

Khi giun này thoát ra khỏi da và xâm nhập vào nguồn nước, giun cái thải ra nước nước những ấu trùng của chúng. Bọ chét nước được gọi là giáp xác ăn ấu trùng. Bên trong giáp xác, ấu trùng phát triển thành dạng truyền nhiễm trong khoảng hai tuần và lây nhiễm sang vật chủ mới là con người khi họ uống nước bị ô nhiễm và vô tình uống phải những loài giáp xác chứa ấu trùng Dracunculus medinensis truyền nhiễm.

Bên trong cơ thể con người, axit dạ dày có thể tiêu hóa giáp xác nhưng giun ký sinh vẫn sống sót. Ấu trùng giun rồng di chuyển đến ruột non và xuyên qua thành ruột vào khoang cơ thể. Phải mất khoảng một năm để chúng phát triển đầy đủ. Giun cái trưởng thành có thể dài tới 2m với đường kính 4mm. Sau đó giun cái di chuyển đến da rồi thoát ra khỏi cơ thể để bắt đầu lại chu kỳ mới.

GWD2.jpg
Giun rồng cái trưởng thành chui ra ngoài qua da gây triệu chứng của bệnh
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Hỏi đáp (0 bình luận)