Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tim mạch/
  4. Hở van hai lá

Hở van hai lá là gì ? Nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩNguyễn Thị Thu Thảo

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thái Nguyên, bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Chuyên khoa Nội và Nhi. Với kiến thức chuyên môn vững chắc, bác sĩ luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Đặc biệt, bác sĩ đã hoàn thành khóa học về An toàn và Quản lý Chất lượng tại Đại học Y Hà Nội, đảm bảo việc khám chữa bệnh diễn ra an toàn, hiệu quả.

Xem thêm thông tin

Hở van hai lá là một tình trạng van hai lá đóng không chặt làm cho máu chảy ngược từ tâm thất trái về lại tâm nhĩ trái, làm cho tâm nhĩ trái hoạt động quá mức lâu dần khiến tâm nhĩ trái to ra. Nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng, máu sẽ không thể di chuyển tới tim hoặc bơm máu đầy đủ tới những phần còn lại của cơ thể, làm có bệnh nhân thấy mệt mỏi hay khó thở, hậu quả có thể dẫn tới suy tim. Vậy nguyên nhân nào gây ra hở van hai lá và điều trị như thế nào? Chúng ta có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung hở van hai lá

Hở van hai lá là gì?

Hở van hai lá là tình trạng hai lá van không đóng kín, khiến máu trào ngược từ thất trái lên nhĩ trái khi tim co bóp. Sự trào ngược này, kết hợp với lượng máu bình thường từ phổi về, làm tăng lưu lượng máu tại tim trái, dẫn đến giãn nhĩ trái và thất trái nếu tình trạng hở van nặng và kéo dài.

Bình thường, tim có bốn ngăn: hai tâm nhĩ ở trên và hai tâm thất ở dưới, được ngăn cách bởi van ba lá (bên phải) và van hai lá (bên trái). Van hai lá, nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái, bao gồm một lá trước và một lá sau, giúp máu di chuyển một chiều từ nhĩ trái xuống thất trái khi van mở và đóng.

Hở van hai lá là tình trạng van hai lá ở tim đóng không chặt làm cho máu chảy ngược về tâm nhĩ trong kỳ tâm thu. Hở van hai lá có 4 mức độ khác nhau:

  • Hở van hai lá 1/4: Mức độ nhẹ hay rất nhẹ;
  • Hở van hai lá 2/4: Mức độ trung bình;
  • Hở van hai lá 3/4: Mức độ nặng;
  • Hở van hai lá 4/4: Mức độ rất nặng.

Triệu chứng hở van hai lá

Những dấu hiệu và triệu chứng của hở van hai lá

Triệu chứng của hở van hai lá phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân dẫn tới hở van. Bệnh nhân có thể không gặp triệu chứng gì ở mức độ nhẹ. Nhưng nếu ở tình trạng hở van nặng, người bệnh sẽ gặp một vài dấu hiệu sau:

  • Mệt mỏi, mất sức khi gắng sức;
  • Cảm thấy hồi hộp, tim đập nhanh;
  • Hụt hơi, nhói ngực đặc biệt ở người hở van do bị sa van;
  • Mạch đập bất thường (loạn nhịp tim);
  • Ho khan, ho ra mau hay khạc đờm;
  • Đau thắt ngực, khó thở xảy ra khi hoạt động;
  • Phù chân.

Biến chứng có thể gặp khi bị Hở van hai lá

Nếu tình trạng ở mức độ nhẹ, bệnh chỉ ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh đã trở nặng mà không kịp thời điều trị sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân hở van hai lá

Nguyên nhân dẫn đến hở van hai lá

Nguyên nhân dẫn tới hở van hai lá có thể do bẩm sinh ở van hai lá, hay còn gọi là hở van hai lá nguyên phát. Ngoài ra, hở van hai lá còn do một vài nguyên nhân sau:

  • Van hai lá bị tổn thương;
  • Dây chằng van hai lá bị tổn thương;
  • Bị một số bệnh về tim: Nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ cơ tim, cơ tim phì đại, cơ tim giãn nở,…
  • Biến chứng sau nhiễm trùng như: Sốt thấp khớp, viêm nội tâm mạc;
  • Sa van hai lá;
  • Tăng huyết áp động mạch phổi;
  • Rung tâm nhĩ;
  • Sử dụng một số thuốc có chứa ergotamine trong thời gian dài;
  • Xạ trị ung thư ở vùng ngực.
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh hở van hai lá

Hở van hai lá có điều trị được không?

Hở van hai lá có thể được điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ hở và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Điều trị nội khoa sử dụng các thuốc như lợi tiểu, ức chế men chuyển (ACE inhibitors), thuốc đối kháng thụ thể angiotensin (ARBs) và chẹn beta nhằm kiểm soát triệu chứng và cải thiện chức năng tim, nhưng không chữa khỏi hoàn toàn. Trong các trường hợp nặng, can thiệp hoặc phẫu thuật được áp dụng. Ngoài ra, điều trị nguyên nhân gốc như kiểm soát bệnh cơ tim hoặc tăng huyết áp cũng rất quan trọng để ngăn chặn bệnh tiến triển. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp giúp giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng sống và ngăn ngừa biến chứng.

Xem thêm thông tin: Những thông tin bạn cần biết về cách điều trị hở van tim 2 lá

Hở van hai lá có mấy mức độ?

Hở van hai lá có thể gây ra biến chứng nào?

Khi nào hở van hai lá cần phẫu thuật?

Người bị hở van hai lá có thể tập thể dục không?

Hỏi đáp (0 bình luận)