Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tim mạch/
  4. Huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và nguyên tắc phòng ngừa

Bác sĩNguyễn Văn Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi một cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch nằm sâu bên cơ thể. Điều quan trọng là huyết khối tĩnh mạch sâu có thể xảy ra với bất kỳ ai và có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như tàn tật và trong một số trường hợp là tử vong. Tin tốt là huyết khối tĩnh mạch sâu có thể phòng ngừa và điều trị được nếu được phát hiện sớm.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi một cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch nằm sâu bên trong cơ thể. Cục máu đông hình thành khi máu từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái rắn.

Các cục máu đông trong tĩnh mạch sâu thường hình thành ở đùi hoặc cẳng chân, nhưng chúng cũng có thể phát triển ở các vùng khác trên cơ thể.

Những dấu hiệu và triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu

Các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân là:

Đau nhói hoặc chuột rút ở một chân (hiếm khi cả hai chân), thường ở bắp chân hoặc đùi.

Sưng ở 1 chân (hiếm khi cả hai chân).

Da xung quanh vùng đau ấm hơn da các vùng khác.

Da đỏ hoặc sẫm màu xung quanh vùng đau.

Các tĩnh mạch sưng lên, cứng hoặc đau khi chạm vào.

Những triệu chứng này cũng có thể xảy ra ở cánh tay hoặc bụng nếu đó là nơi có cục máu đông.

Tác động của huyết khối tĩnh mạch sâu đối với sức khỏe

Sau đây là các biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu.

Biến chứng nghiêm trọng nhất của huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra khi một phần của cục máu đông vỡ ra và di chuyển theo máu đến phổi, gây tắc nghẽn tại phổi được gọi là thuyên tắc phổi. Nếu cục máu đông nhỏ và được điều trị thích hợp, người ta có thể khỏi bệnh thuyên tắc phổi. Tuy nhiên, vẫn có thể có một số tổn thương cho phổi. Nếu kích thước của cục máu đông lớn, nó sẽ ngăn dòng máu đến phổi và gây tử vong.

Ngoài ra, một phần ba đến một nửa số người bị huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ có các biến chứng lâu dài do cục máu đông gây tổn hại đến các van trong tĩnh mạch, được gọi là hội chứng sau huyết khối. Những người bị hội chứng sau huyết khối có các triệu chứng như sưng, đau, đổi màu và trong trường hợp nghiêm trọng, đóng vảy hoặc loét ở phần bị ảnh hưởng của cơ thể. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể nghiêm trọng đến mức khiến một người trở nên tàn tật.

Đối với một số người, huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi có thể trở thành một bệnh mãn tính; khoảng 30% những người đã từng bị huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi có nguy cơ bị một đợt khác.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể phòng ngừa và điều trị được nếu được phát hiện sớm.

Triệu chứng huyết khối tĩnh mạch sâu

Những dấu hiệu và triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu

Các dấu hiệu thường gặp của huyết khối tĩnh mạch sâu bao gồm:

Sưng vù cả chân hoặc dọc theo mạch máu;

Chân bị đau nhức khi đứng hoặc đi bộ;

Cảm thấy nóng ở vùng chân bị sưng hoặc đau;

Da bị bầm đỏ.

Chỉ một nửa trong số những người mắc bệnh có xuất hiện các triệu chứng nêu trên, và các triệu chứng này chỉ xảy ra ở bên chân có huyết khối tĩnh mạch.

Nếu cục máu đông di chuyển đến phổi, bạn có thể gặp các triệu chứng tắc mạch phổi, bao gồm:

Khó thở không rõ nguyên nhân;

Cảm thấy đau khi hít vào;

Ho ra máu;

Thở gấp và nhịp tim nhanh cũng có thể là những dấu hiệu của tắc mạch phổi.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

Các biến chứng do huyết khối tĩnh mạch sâu gây ra bao gồm:

Thuyên tắc phổi: Xảy ra khi động mạch phổi bị tắc nghẽn do cục máu đông từ nơi khác di chuyển đến phổi (thường là ở chân). Việc này có thể gây tử vong.

Hội chứng viêm tĩnh mạch sau huyết khối (Postphlebitic): Hội chứng này bao gồm một số triệu chứng như:

Phù nề chân;

Đau chân;

Đổi màu da.

Sau khi bị tắc nghẽn tĩnh mạch do huyết khối, thiệt hại mà nó gây ra là làm giảm lưu lượng máu ở các vùng bị ảnh hưởng. Postphlebitic được xem như biến chứng muộn của bệnh này.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi bạn thấy xuất hiện các dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu, hoặc khi xuất hiện các triệu chứng tắc mạch phổi, bạn cần đến bác sĩ để được điều trị. Việc điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân huyết khối tĩnh mạch sâu

Nguyên nhân dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu là do cục máu đông gây ra. Cục máu đông làm tắc nghẽn tĩnh mạch, ngăn máu lưu thông đúng cách trong cơ thể. Đông kết có thể xảy ra vì một số lý do sau:

Chấn thương: Thành mạch máu bị tổn thương có thể thu hẹp hoặc chặn dòng chảy của máu, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

Phẫu thuật: Các mạch máu có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật, có thể dẫn đến sự hình thành cục máu đông. Nghỉ ngơi trên giường với việc ít cử động hoặc không cử động sau khi phẫu thuật cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

Giảm khả năng vận động hoặc không hoạt động: Khi bạn ngồi thường xuyên, máu có thể tích tụ ở chân, đặc biệt là phần dưới. Khi không di chuyển trong thời gian dài, lưu lượng máu ở chân của bạn có thể chậm lại. Điều này có thể dẫn tới việc hình thành cục máu đông.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

Đâu là những dấu hiệu cảnh báo cho huyết khối tĩnh mạch sâu?

Các dấu hiệu cảnh báo cho huyết khối tĩnh mạch sâu bao gồm:

  • Đau nhói hoặc chuột rút ở bắp chân hoặc đùi;
  • Sưng ở 1 chân;
  • Da ấm đỏ hoặc sẫm màu hơn;
  • Tĩnh mạch sưng lên, cứng và có cảm giác đau khi chạm.

Xem thêm thông tin: Hiện tượng huyết khối tĩnh mạch là gì? Các yếu tố nguy cơ huyết khối tĩnh mạch

Tại sao ngồi lâu lại dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu?

Những lựa chọn điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?

Có nên vận động khi có huyết khối tĩnh mạch sâu?

Liệu huyết khối tĩnh mạch sâu có tự khỏi được không?

Hỏi đáp (0 bình luận)