Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau ngực khi nào là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim?

Quỳnh Loan

10/04/2025
Kích thước chữ

Nhồi máu cơ tim, hay còn gọi đột quỵ tim, là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể gây tổn thương cơ tim vĩnh viễn và dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Vậy làm sao để nhận biết sớm nhồi máu cơ tim qua các triệu chứng? Đau ngực khi nào là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim?

Đau ngực là triệu chứng thường gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau nhưng không phải lúc nào cũng là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau ngực có thể là biểu hiện sớm của nhồi máu cơ tim - một tình trạng cấp cứu tim mạch nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Việc nhận biết chính xác dấu hiệu đau ngực do nhồi máu cơ tim đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị sớm và ngăn ngừa biến chứng.

Đau ngực khi nào là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim?

Đau ngực khi nào là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim là một trong những vấn đề rất được quan tâm. Theo bác sĩ chuyên khoa, đau thắt ngực là một trong những biểu hiện điển hình nhất cảnh báo các vấn đề liên quan đến tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim.

Trong số đó, cơn đau thắt ngực không ổn định là dấu hiệu đáng lo ngại nhất vì cho thấy tình trạng thiếu máu cơ tim đang diễn tiến nặng hơn và có nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột kéo dài trên mức bình thường và ngày càng dữ dội với tần suất tăng lên trong thời gian ngắn. Người bệnh có thể cảm thấy đau nặng như bị bóp nghẹt phía sau xương ức và cơn đau thường lan ra vai trái.

Đau ngực khi nào là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim?1
"Đau ngực khi nào là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim" là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm

Khác với đau thắt ngực ổn định thường giảm sau khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch vành, đau thắt ngực không ổn định không cải thiện dù đã dùng thuốc hay thay đổi tư thế nghỉ ngơi. Khi triệu chứng đau ngực kéo dài trên 15 phút và không thuyên giảm, đó là dấu hiệu báo động cơn nhồi máu cơ tim có thể đang xảy ra. Nếu không được cấp cứu đúng cách và kịp thời, người bệnh có thể đột tử hoặc để lại di chứng nặng nề về tim mạch.

Khoảng thời gian “vàng” trong cấp cứu nhồi máu cơ tim là từ 1 - 2 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Mọi sự chậm trễ trong xử trí đều làm tăng nguy cơ tổn thương cơ tim vĩnh viễn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phục hồi. Vì vậy, việc nhận biết sớm và xử trí kịp thời các cơn đau ngực bất thường là yếu tố sống còn để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Đau ngực khi nào là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim? Trường hợp cần nhập viện cấp cứu khi đau thắt ngực 2
Khoảng thời gian “vàng” trong cấp cứu nhồi máu cơ tim là từ 1 - 2 giờ sau triệu chứng đầu tiên

Đau ngực có phải là triệu chứng duy nhất quan trọng của nhồi máu cơ tim?

Bên trên bạn đã biết được đau ngực khi nào là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim rồi. Mặc dù đau thắt ngực là dấu hiệu phổ biến của nhồi máu cơ tim nhưng không phải là triệu chứng duy nhất. Trên thực tế, nhiều trường hợp người bệnh bị nhồi máu cơ tim mà không xuất hiện triệu chứng đau thắt ngực rõ ràng. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ, người cao tuổi hoặc người mắc bệnh đái tháo đường do ngưỡng cảm nhận đau thay đổi hoặc hệ thần kinh cảm giác bị ảnh hưởng.

Ngoài đau thắt ngực, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như cảm giác căng tức nặng hoặc nóng rát ở vùng giữa ngực kéo dài hơn vài phút rồi tái phát. Một số người còn cảm thấy khó chịu lan ra cánh tay cổ lưng hàm hoặc vùng bụng trên. Các dấu hiệu đi kèm có thể bao gồm khó thở, buồn nôn, ợ nóng, vã mồ hôi, da lạnh, chóng mặt hoặc cảm giác choáng váng.

Vì vậy, nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường kể trên, bạn nên cảnh giác và đi khám ngay để được chẩn đoán sớm. Nhận biết kịp thời các dấu hiệu nhồi máu cơ tim là yếu tố then chốt để bảo vệ tính mạng và giảm thiểu biến chứng nguy hiểm.

Đau ngực khi nào là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim?3
Ngoài đau ngực, bệnh nhân còn bị khó thở, buồn nôn, ợ nóng, vã mồ hôi, da lạnh, chóng mặt 

Đau thắt ngực có nguy hiểm không? Khi nào cần nhập viện cấp cứu?

Đau thắt ngực là một trong những dấu hiệu điển hình cảnh báo các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim. Trong đó, cơn đau thắt ngực không ổn định được xem là biểu hiện nghiêm trọng vì có thể dẫn đến tắc nghẽn hoàn toàn động mạch vành gây nhồi máu cơ tim cấp.

Khi cơn đau thắt ngực kéo dài hơn 15 phút không giảm dù đã nghỉ ngơi và sử dụng thuốc thì đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nhồi máu cơ tim. Thời gian “vàng” để can thiệp và cứu sống người bệnh là trong vòng 1 - 2 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng. Mọi sự trì hoãn đều có thể gây tổn thương cơ tim vĩnh viễn hoặc dẫn đến tử vong.

Vậy trường hợp nào cần nhập viện cấp cứu khi đau thắt ngực? Khi có cơn đau thắt ngực bạn nên dừng hoạt động ngồi nghỉ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi và dùng thuốc nitroglycerin nếu đã được kê đơn trước đó. Tuy nhiên, cần gọi cấp cứu ngay khi:

  • Cơn đau ngực mới xuất hiện hoặc mức độ nặng hơn;
  • Kèm theo khó thở;
  • Kéo dài quá vài phút;
  • Nặng hơn khi gắng sức như đi bộ hoặc leo cầu thang;
  • Gây cảm giác sợ hãi hoặc lo lắng bất thường.

Việc cấp cứu kịp thời giúp giảm thiểu nguy cơ tổn thương cơ tim và bảo vệ tính mạng người bệnh.

Đau ngực khi nào là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim?4
Trường hợp đau ngực nặng hơn khi đi bộ hay leo cầu thang, cần gọi cấp cứu ngay 

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp câu hỏi đau ngực khi nào là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim cũng như các trường hợp cần nhập viện cấp cứu ngay khi bị đau thắt ngực. Nhồi máu cơ tim là một tình trạng cấp cứu cần được chẩn đoán và can thiệp càng sớm càng tốt để hạn chế tổn thương cơ tim và giảm nguy cơ tử vong. Việc trang bị kiến thức đúng về dấu hiệu nhồi máu cơ tim không chỉ giúp bạn bảo vệ bản thân mà còn hỗ trợ phát hiện sớm cho người thân xung quanh trong các tình huống khẩn cấp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin