Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩDương Bích Tuyền
Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Carbon monoxide (CO) là một loại khí không màu, không mùi, được tìm thấy trong khói của nhiên liệu có chứa carbon chẳng hạn như gỗ, than đá, xăng. Ngộ độc carbon monoxide xảy ra sau khi người ta hít phải một lượng carbon monoxide quá mức.
Carbon monoxide (CO) được thải ra môi trường do quá trình đốt cháy không hoàn toàn các vật liệu chứa carbon. Mọi người đều tiếp xúc với một lượng nhỏ khí carbon monoxide suốt cả ngày, tuy nhiên, nếu hít nhiều quá có thể gây ngộ độc CO. Có thể tăng đến mức nguy hiểm khi khói đối bị kẹt trong một không gian kín hay thông gió kém.
Các nguồn carbon monoxide phổ biến gây ngộ độc bao gồm:
Carbon monoxide là một chất khí không màu, không mùi, không vị, do đó rất khó để bạn có thể nhận biết nó có ở xung quanh mình hay không. Ngộ độc CO là một trong những vụ ngộ độc gây tử vong phổ biến nhất, và bạn có thể bất tỉnh trước khi nhận ra bạn bị ngộ độc.
Các triệu chứng về ngộ độc carbon monoxide rất khác nhau và phần lớn không đặc hiệu. Người bệnh nhiễm độc CO ở mức độ nhẹ hoặc trung bình thường có các triệu chứng toàn thân và có thể bị chẩn đoán nhầm với nhiễm virus cấp tính. Các triệu chứng phổ biến của ngộ độc CO bao gồm:
Nếu bạn hít phải một lượng lớn khí carbon monoxide, cơ thể sẽ bắt đầu thay thế oxy trong máu bằng CO. Nếu không được điều trị ngay lập tức, bạn có thể bất tỉnh, lên cơ co giật, hôn mê và có khả năng tử vong. Tử vong có thể xảy ra chỉ sau vài phút tiếp xúc với nồng độ CO cao hoặc sau một giờ tiếp xúc với nồng độ thấp hơn.
Nếu bạn tiếp xúc với lượng CO rất thấp trong thời gian dài (vài tuần hoặc vài tháng), các triệu chứng của bạn có thể xuất hiện giống như cúm (nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu) và đôi khi buồn nôn và nôn. Bạn cũng có thể bị tê, các vấn đề về thị lực không rõ nguyên nhân, rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ và giảm khả năng tập trung.
Bạn nên đến bệnh viện ngay nếu đã tiếp xúc với nguồn khí CO, ngay cả khi bạn có hoặc không có triệu chứng ngộ độc CO. Đặc biệt, nếu bạn đang mang thai và hít phải khí CO, hãy báo ngay cho bác sĩ vì carbon monoxide gắn vào huyết sắc tố ở thai nhi cao hơn ở mẹ từ 10% đến 15%, khiến thai nhi có nguy cơ đặc biệt.
Nguyên nhân gây ngộ độc CO là do nó ảnh hưởng đến sự liên kết oxy với phân tử hemoglobin. Thông thường, máu sẽ vận chuyển oxy khắp cơ thể bằng cách gắn oxy vào các phân tử hemoglobin. Khi hít phải khí CO, CO liên kết với hemoglobin tạo thành carboxyhemoglobin (COHb), có ái lực với hemoglobin cao hơn oxy 220%. Điều này làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu và dẫn đến tình trạng cung cấp oxy bị suy giảm.
Bên cạnh đó, các cơ chế phức tạp ở cấp độ phân tử cho thấy rằng, lượng CO còn ảnh hưởng đến khả năng sử dụng oxy bị suy giảm (ghi nhận rõ nhất ở tim, rối loạn do CO có thể gây choáng tim mặc dù đã cung cấp đủ oxy).
Tổn thương do khí Carbon Monoxide phụ thuộc vào lượng hít vào và thời gian hít vào. Ngộ độc khí này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm lên nhiều cơ quan: Tổn thương não không thể chữa lành; tổn thương tim, có thể dẫn đến các vấn đề về tim đe dọa tính mạng.
Xem thêm thông tin: Ngộ độc khí Carbon monoxide nguy hiểm ra sao?
Các nguồn gây ngộ độc Carbon Monoxide phổ biến bao gồm lò đốt khí gas, bình nóng lạnh sử dụng dầu hoặc khí gas không hoạt động hiệu quả, khói từ đám cháy, lò nướng than, lò sưởi dầu hỏa, bếp cắm trại và máy phát điện chạy bằng xăng, dầu, hoặc gas. Ngoài ra, việc đốt rơm, rạ sau vụ gặt gần khu dân cư và khí thải từ các phương tiện giao thông cũng là những nguồn gây phát sinh khí CO đáng kể.
Ngộ độc Carbon Monoxide phổ biến nhất vào mùa đông ở những khu vực có khí hậu lạnh, nhưng nó vẫn có thể xảy ra ở bất kỳ môi trường và mùa nào trong năm. Việc hít phải khói chứa CO thường xảy ra một cách vô tình và không được nhận biết trước, dẫn đến khó khăn trong việc xác định nguyên nhân ban đầu nếu người bệnh đã mất ý thức.
Khí Carbon Monoxide nhanh chóng khuếch tán qua phế nang và màng mao mạch phổi, sau đó đi vào máu và thay thế oxy ở hemoglobin. Do CO có ái lực với hemoglobin cao gấp khoảng 240 lần so với oxy, nó ngăn cản heme liên kết với oxy, làm cho quá trình vận chuyển oxy bị gián đoạn. Carboxyhemoglobin (COHb) sẽ được hình thành trong ngộ độc khí CO. Định lượng carboxyhemoglobin sẽ giúp chẩn đoán xác định tình trạng ngộ độc CO.
Có thể, tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ, nồng độ khí Carbon Monoxide và thời gian tiếp xúc. CO là một loại khí không màu, không mùi và rất nguy hiểm. Khi hít phải, CO liên kết với hemoglobin trong máu, ngăn cản oxy gắn kết và được vận chuyển đến các tế bào và cơ quan trong cơ thể. Thiếu oxy có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho các mô và cơ quan, và nếu không được điều trị kịp thời, ngộ độc CO có thể dẫn đến tử vong.
Hỏi đáp (0 bình luận)