Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Nội tiết - chuyển hóa/
  4. Nhiễm độc giáp

Nhiễm độc giáp có nguy hiểm không?

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Hoàng Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ với hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong điều trị Nội khoa và Cấp cứu tổng hợp. Từng đảm nhiệm vai trò Trưởng phòng Kế hoạch và điều trị tại khoa Nội và khoa Cấp cứu, bác sĩ luôn không ngừng nâng cao chuyên môn và cống hiến cho sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Nhiễm độc giáp xảy ra khi các hormone tuyến giáp trong cơ thể tăng cao ngoài giới hạn cho phép. Nhiễm độc giáp khiến các hoạt động trao đổi chất diễn ra nhanh hơn và gây nhiều tác hại trên hệ tim mạch, cơ xương khớp, thị lực cũng như toàn thân. Khi có các dấu hiệu gợi ý nhiễm độc giáp, bệnh nhân cần liên hệ bác sĩ để điều trị càng sớm càng tốt, tránh tình trạng lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể quá cao có thể gây cơn bão giáp nguy hiểm đến tính mạng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung nhiễm độc giáp

Nhiễm độc giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nằm ở phía trước cổ, có hình giống như con bướm. Tuyến giáp sản xuất 2 loại hormone là triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4). Các hormone này đảm nhận vai trò lớn trong nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể (điều hòa sự trao đổi chất, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và nhịp tim). Ở bệnh nhân cường giáp và nhiễm độc giáp, nồng độ 2 hormone này tăng cao và nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) giảm còn rất thấp.

Nhiễm độc giáp là tình trạng hormone tuyến giáp trong cơ thể tăng cao quá mức vì một lý do nào đó, gây xáo trộn các hoạt động sinh lý bình thường.

Triệu chứng nhiễm độc giáp

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm độc giáp

Nhiễm độc giáp nhẹ và trung bình:

  • Tăng nhịp tim, loạn nhịp tim;
  • Đổ nhiều mồ hôi;
  • Cáu kỉnh, lo lắng, bồn chồn;
  • Tay run và yếu các cơ;
  • Tăng nhạy cảm với nhiệt;
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân;
  • Rối loạn, bất thường về chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới;
  • Mắt đỏ, chảy nước mắt, lồi mắt.
  • Nhiễm độc giáp nặng (cơn bão giáp):
  • Nhịp tim rất cao;
  • Sốt cao;
  • Kích động, lo lắng;
  • Lẫn lộn;
  • Tiêu chảy;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Mất ý thức.

Tác động của nhiễm độc giáp đối với sức khỏe

Nhiễm độc giáp làm tăng khả năng trao đổi chất và các hoạt động khác của cơ thể. Nhiễm độc giáp khiến bệnh nhân lo lắng, bồn chồn, khó chịu, sụt cân… Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng trên tim mạch, xương khớp, thị lực hoặc nghiêm trọng hơn là cơn bão giáp gây nguy hiểm đến tính mạng.

Biến chứng có thể gặp khi mắc nhiễm độc giáp

Nhiễm độc giáp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân:

Loạn nhịp tim, rung nhĩ, làm tăng nguy cơ đột quỵ và suy tim sung huyết.

Dư thừa hormone tuyến giáp quá lâu làm giảm khả năng lưu giữ calci trong xương, gây loãng xương.

Bệnh mắt tuyến giáp cho bệnh Basedow có thể gây sưng, phồng, đỏ mắt và đe dọa đến thị lực.

Cơn bão giáp là một tình trạng đe dọa tính mạng khi hormone tuyến giáp đột ngột được sản xuất và giải phóng một lượng lớn trong một khoảng thời gian ngắn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân nhiễm độc giáp

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm độc giáp

Các nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh nhân nhiễm độc giáp:

  • Bệnh Graves (Basedow) là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm độc giáp.
  • U tuyến giáp.
  • U quái đơn bì.
  • Viêm tuyến giáp: Do virus, vi khuẩn, thuốc (lithium, interferon…), viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp sau sinh…
  • Sử dụng thuốc điều trị suy giáp quá liều chỉ định.
  • Tiêu thụ thực phẩm chứa hormone tuyến giáp (thịt cổ bò chứa mô tuyến giáp…).
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh nhiễm độc giáp

Nhiễm độc giáp có di truyền không?

Nhiễm độc giáp có thể có yếu tố di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị nhiễm độc giáp, con sinh ra sẽ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này. Điều này cho thấy rằng di truyền có thể đóng vai trò trong sự phát triển của nhiễm độc giáp, mặc dù không phải tất cả các trường hợp đều do yếu tố di truyền.

Chỉ số bình thường của TSH, T3 và T4 là bao nhiêu?

Bệnh nhiễm độc giáp có chữa được không?

Nhiễm độc giáp có biến chứng không?

Những thực phẩm nào tốt cho người bị nhiễm độc giáp?

Hỏi đáp (0 bình luận)