Tốt nghiệp chương trình Sau Đại học Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý Nhi khoa.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Hương Lan
Tốt nghiệp chương trình Sau Đại học Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý Nhi khoa.
Tần suất mắc bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) đang gia tăng trên khắp thế giới và các nghiên cứu cho thấy trẻ em có nguy cơ mắc bệnh ngày càng cao. Theo thời gian, đái tháo đường có thể làm tổn thương tim, mạch máu, mắt, thận và các dây thần kinh, gây ra các vấn đề mãn tính và tử vong sớm.
Đái tháo đường là tình trạng không tiết insulin (típ 1) hoặc để kháng với insulin ngoại vi (típ 2), từ đó gây tăng đường huyết. Các triệu chứng ban đầu có liên quan đến tăng đường huyết bao gồm uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều và sụt cân. Việc chẩn đoán bằng cách đo nồng độ glucose trong huyết tương. Điều trị đái tháo đường phụ thuộc vào từng loại đái tháo đường khác nhau, có thể bao gồm thuốc, chế độ ăn và tập thể dục.
Các dạng đái tháo đường trẻ em cũng tương tự như ở người lớn, nhưng các vấn đề về tâm lý xã hội sẽ rất khác và có thể làm phức tạp thêm cho việc điều trị. Các dạng đái tháo đường ở trẻ em có thể bao gồm:
Trong đó, đái tháo đường típ 1 ở trẻ em là phổ biến nhất, chiếm ⅔ số ca mới mắc ở trẻ em thuộc mọi dân tộc. Bên cạnh đó, đái tháo đường típ 2 (thường khởi phát ở người lớn) gần đây ngày càng phổ biến ở trẻ em, thậm chí ở một số nơi trên thế giới, đái tháo đường típ 2 đã trở thành loại đái tháo đường chính ở trẻ em.
Các dấu hiệu và triệu chứng của đái tháo đường ở trẻ em có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại.
Đối với đái tháo đường típ 1 ở trẻ em
Các biểu hiện ban đầu thay đổi từ tăng đường huyết không triệu chứng cho đến nhiễm toan ceton do đái tháo đường gây đe dọa tính mạng. Tuy nhiên thông thường nhất, trẻ em bị tăng đường huyết mà không nhiễm toan ceton, có các triệu chứng sau:
Đối với đái tháo đường típ 2 ở trẻ em
Đái tháo đường típ 2 ở trẻ em có biểu hiện rất khác nhau, trẻ em thường không hoặc ít có triệu chứng và tình trạng của trẻ chỉ bị phát hiện khi được làm xét nghiệm định kỳ. Tuy nhiên, một số trẻ có biểu hiện của tăng đường huyết như:
Các biến chứng có thể gặp phải khi trẻ mắc đái tháo đường có thể kể đến là:
Nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh đái tháo đường đã nêu ở trên, bạn nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra lượng đường trong máu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân chính xác của đái tháo đường típ 1 ở trẻ em vẫn chưa được biết đến. Nhưng ở hầu hết những người mắc đái tháo đường típ 1, hệ thống miễn dịch của cơ thể đã phá hủy nhầm các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Từ đó dẫn đến việc cơ thể trẻ sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin (insulin là một hormone thực hiện công việc giúp di chuyển đường từ máu đến các tế bào của cơ thể để biến thành năng lượng). Khi không có đủ insulin, lượng đường trong máu sẽ tăng cao, điều này có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu không được điều trị.
Tương tự như đái tháo đường típ 1, đái tháo đường típ 2 ở trẻ em cũng chưa biết được nguyên nhân chính xác. Tiền căn gia đình và yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng. Đối với đái tháo đường típ 2, có thể diễn ra do tuyến tụy không tiết đủ insulin hay các tế bào của cơ thể trở nên đề kháng với insulin (điều này có nghĩa là các tế bào không cho phép đường di chuyển vào, và không thể sử dụng đường một cách hiệu quả), từ đó cũng dẫn đến tình trạng tăng đường huyết.
Hỏi đáp (0 bình luận)