Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, với chuyên môn sâu về Nhi khoa. Hiện đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bác sĩ không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩNguyễn Thị Xoan
Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, với chuyên môn sâu về Nhi khoa. Hiện đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bác sĩ không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
Sẹo lồi là một vết sẹo lớn và nhô cao, có nhiều màu như có thể màu hồng, đỏ, màu da hoặc sẫm hơn so với các vùng da xung quanh. Việc hình thành các mô sợi thay thế cho vùng da bị tổn thương đã xuất hiện sẹo lồi. Khi cơ thể bị tổn thương mô hay có vết thương, sẽ đều trải qua quá trình hồi phục (liền vết thương) nên sẹo là kết quả tự nhiên của quá trình này.
Sẹo lồi là một vết sẹo lớn và nhô cao, có thể có màu hồng, đỏ, màu da hoặc sẫm hơn vùng da xung quanh. Sẹo lồi có thể phát triển từ những tổn thương da rất nhỏ, chẳng hạn như nốt mụn hoặc vết đâm, vết cắt và lan rộng ra ngoài vùng da bị tổn thương ban đầu.
Sẹo lồi hình thành bởi việc tăng sinh collagen quá mắc trong quá trình liền sẹo nên sẹo lồi không thể tự nhỏ đi theo thời gian.
Những hình thái và đặc điểm của sẹo lồi:
Sáng bóng, không có lông.
Nhô lên trên da xung quanh.
Cứng và đàn hồi.
Lúc đầu có màu đỏ hoặc tím, trước khi chuyển sang màu nâu hoặc nhạt.
Chúng có thể tồn tại trong nhiều năm, đôi khi không hình thành cho đến vài tháng hoặc nhiều năm sau chấn thương ban đầu.
Sẹo lồi bóng, cứng, mịn, thường hình trứng nhưng đôi khi bị co lại hoặc có gân, hơi hồng hoặc tăng sắc tố.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Có nhiều nguyên nhân tác động đến việc hình thành sẹo lồi:
Do nhiễm khuẩn hoặc còn dị vật ở vết thương như lông tóc, u hạt, cát, bụi bẩn... Nên sẽ hình thành các vết sẹo.
Cơ địa dễ hình thành sẹo lồi.
Khi bị chấn thương, vết thương chưa được chữa trị đúng cách.
Khi có mụn, nặn mụn không đúng cách.
Khi có vết thương, ăn uống những thực phẩm dễ để lại hoặc phát triển sẹo.
Sẹo lồi và sẹo lõm là hai loại sẹo phổ biến với các đặc điểm và nguyên nhân khác nhau
Xem thêm thông tin: Sẹo lồi và sẹo lõm: Những điều cần biết
Để ngăn ngừa sự phát triển của sẹo lồi, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị sau:
Xem thêm thông tin: Làm gì để ngăn sẹo lồi phát triển?
Sẹo lồi có xu hướng kéo dài và không biến mất hoàn toàn nếu không có điều trị. Chúng có thể giảm kích thước và trở nên ít nổi bật hơn theo thời gian, nhưng thường vẫn còn tồn tại.
Xem thêm thông tin: Cùng tìm hiểu sẹo lồi có tự khỏi không?
Sẹo lồi có thể là một vấn đề thẩm mỹ khó chịu, đặc biệt khi nó ngày càng to. Để khắc phục sẹo lồi, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:
Xem thêm thông tin: Cách khắc phục sẹo lồi ngày càng to
Khi bị sẹo lồi, chế độ ăn uống có thể hỗ trợ quá trình hồi phục và giúp cải thiện tình trạng da. Bạn nên bổ sung các thực phẩm nhiều đạm như thịt lợn, tép, cá… rất tốt cho quá trình lành vết thương. Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, thực phẩm chứa nhiều vitamin E, thực phẩm chứa kẽm, selen tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể.
Xem thêm thông tin: Cùng tìm hiểu bị sẹo lồi ăn gì?
Hỏi đáp (0 bình luận)