Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Nội tiết - chuyển hóa/
  4. Thừa Estrogen

Thừa estrogen là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa thừa estrogen

Bác sĩLê Thị Quyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, có nhiều năm kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt về Nội khoa, Hồi sức và Tiêm chủng vắc xin. Hiện tại, đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Cơ thể cần estrogen cho sức khỏe sinh sản, tim mạch và xương. Tuy nhiên, nồng độ estrogen quá cao có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt và làm nặng thêm các tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Bác sĩ có thể giúp bạn chẩn đoán nguyên nhân gây ra thừa estrogen và đề xuất các phương pháp điều trị hữu ích.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung thừa estrogen

Estrogen là một loại hormone rất cần thiết cho sức khỏe của phụ nữ, nam giới và sự phát triển sinh dục.

Estrogen giúp điều chỉnh lượng cholesterol, duy trì sức khỏe của xương và ảnh hưởng đến cảm xúc. Ở phụ nữ, estrogen có thể ảnh hưởng đến mang thai, tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt và mãn kinh.

Có ba loại estrogen chính:

  • Estrone (E1): Là loại estrogen chính ở nam giới, cũng là dạng estrogen chính ở phụ nữ sau mãn kinh. Tinh hoàn ở nam, buồng trứng và nhau thai ở phụ nữ, hoặc các mô mỡ sẽ sản xuất estrone từ androstenedione hoặc androgen.
  • Estradiol (E2): Là loại estrogen mạnh nhất và nó đạt nồng độ cao nhất khi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Các bác sĩ sẽ quan sát dạng estrogen này như một dấu hiệu cho sức khỏe buồng trứng.
  • Estriol (E3): Nhau thai sản xuất loại estrogen này, đạt mức cao nhất trong thai kỳ. Lượng estriol tăng lên theo thai kỳ.

Sự thay đổi nồng độ estrogen có thể ảnh hưởng đến nhiều vùng của cơ thể, bao gồm hệ thống sinh sản, da, tóc, xương, cơ, não và mô vú. Sự dao động này cũng có thể gây ra những ảnh hưởng ở nam giới.

Khi người phụ nữ có lượng estrogen cao so với progesterone, điều này được gọi là sự thống trị của estrogen (estrogen dominance).

Triệu chứng thừa estrogen

Những dấu hiệu và triệu chứng của thừa estrogen

Dấu hiệu và triệu chứng của thừa estrogen ở phụ nữ:

  • Tăng cân, đặc biệt là vùng hông và eo;
  • Tăng triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt;
  • Mệt mỏi;
  • Vú căng và đau;
  • Kinh nguyệt không đều;
  • Giảm ham muốn tình dục;
  • Tâm trạng kém hoặc lo lắng.

Các triệu chứng kèm theo của thừa estrogen có thể bao gồm:

Dấu hiệu và triệu chứng của thừa estrogen ở nam giới:

Thừa estrogen là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa thừa estrogen 4
Thừa estrogen ở nam giới có thể gây nữ hoá tuyến vú

Theo một nghiên cứu năm 2018, nồng độ estrogen cao cũng có liên quan đến việc tăng tỷ lệ trầm cảm ở nam giới.

Biến chứng có thể gặp khi thừa estrogen

Nếu một người có lượng estrogen cao liên tục trong một thời gian dài, điều này sẽ làm tăng nguy cơ của họ về:

  • Tăng huyết áp;
  • Hình thành huyết khối;
  • Hạ canxi máu;
  • Ung thư vú;
  • Ung thư cổ tử cung.

Thừa estrogen cũng có thể làm nặng thêm các tình trạng bệnh lý đã có trước đó như hen phế quản hoặc bệnh động kinh.

Một nghiên cứu năm 2017 ở Hàn Quốc đã tìm thấy mối liên quan giữa hàm lượng estriol tự do cao và việc tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Thừa estrogen là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa thừa estrogen 5
Thừa estrogen có thể gây biến chứng tăng huyết áp

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn mắc phải các triệu chứng nêu trên, có thể bạn đang gặp tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm hiểu xem những triệu chứng này có phải do bệnh lý tiềm ẩn hay do loại thuốc nào đó mà bạn đang dùng gây ra.

Nguyên nhân thừa estrogen

Mức estrogen của bạn có thể cao vì:

  • Bản thân cơ thể sản xuất ra quá nhiều estrogen.
  • Bạn đang nhận được quá nhiều estrogen trong loại thuốc mà bạn đang dùng.
  • Cơ thể bạn không phân hủy estrogen và loại bỏ nó khỏi cơ thể như bình thường.

Nhiều yếu tố có thể góp phần làm tăng estrogen, bao gồm:

  • Thuốc: Liệu pháp hormone để điều trị nồng độ estrogen thấp, nếu sử dụng không hợp lý có thể khiến nồng độ estrogen của bạn trở nên quá cao. Có thể mất một thời gian điều chỉnh để có được liều lượng phù hợp với bạn.
  • Mỡ trong cơ thể: Mô mỡ tiết ra estrogen. Người có tỷ lệ mỡ trong cơ thể cao có thể dẫn đến nồng độ estrogen cao.
  • Căng thẳng: Cơ thể bạn sản xuất ra hormone cortisol để đáp ứng với tình trạng căng thẳng, khi đó có thể làm suy giảm khả năng sản xuất progesterone của cơ thể, dẫn đến estrogen trong cơ thể bạn không được kiểm soát bởi progesterone.
  • Rượu: Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nồng độ estrogen và làm giảm khả năng chuyển hóa estrogen của cơ thể.
  • Các vấn đề về gan: Gan phá vỡ estrogen và loại bỏ nó khỏi cơ thể. Nếu gan không hoạt động bình thường (do nhiều nguyên nhân khác nhau), estrogen có thể không được loại bỏ dẫn đến tích tụ.
  • Xenoestrogen tổng hợp: Xenoestrogen tổng hợp là những hóa chất được tìm thấy trong môi trường, hoạt động giống như estrogen khi chúng vào trong cơ thể. Chất này có thể làm tăng lượng estrogen trong cơ thể. Xenoestrogen gồm các loại như bisphenol A (BPA) và phthalates. Cả hai loại hóa chất này đều được sử dụng trong nhiều loại nhựa. Xenoestrogen cũng có thể được tìm thấy trong thuốc trừ sâu, sản phẩm tẩy rửa gia dụng và một số loại xà phòng và dầu gội đầu.
Thừa estrogen là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa thừa estrogen 6
Sử dụng thuốc chứa estrogen ngoại sinh có thể gây thừa estrogen
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh thừa estrogen

Nồng độ estrogen cao có phải đang mang thai không?

Nồng độ estrogen cao không nhất thiết có nghĩa là bạn đang mang thai. Mặc dù estrogen tăng cao có thể xảy ra trong thai kỳ, nhưng nồng độ cao cũng có thể do các yếu tố khác như sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc điều trị y tế. Để xác nhận chắc chắn có thai hay không, phương pháp đáng tin cậy nhất là thử thai.

Biện pháp nào giúp loại bỏ lượng estrogen dư thừa?

Thừa estrogen có thể gây ra biến chứng gì?

Để giảm estrogen, nam giới nên bổ sung thực phẩm gì trong thực đơn?

Thừa estrogen có nguy cơ gây béo phì không?

Hỏi đáp (0 bình luận)