Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Ung thư/
  4. U tuyến tùng

U tuyến tùng là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị u tuyến tùng

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Hương Lan

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp chương trình Sau Đại học Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý Nhi khoa.

Xem thêm thông tin

U tuyến tùng (Pineal gland tumors) là khối u phát triển tại tuyến tùng hay khu vực xung quanh tuyến tùng ở não. U não tuyến tùng được phân loại là khối u hệ thần kinh trung ương, trong trường hợp nặng có thể lan đến tủy sống. Các khối u tuyến tùng được chia thành bốn cấp độ và phân nhóm dựa trên đặc điểm của chúng, khối u có thể lành tính hoặc ác tính.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung u tuyến tùng

U tuyến tùng là gì?

U tuyến tùng (Pineal gland tumors) là khối u ở tuyến tùng hay khu vực xung quanh tuyến tùng. Tuyến tùng được biết đến là một cơ quan nhỏ, nằm ở trung tâm của não. Có nhiệm vụ tiết ra một số hormone, bao gồm melatonin và giải phóng chúng vào máu, giúp điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể.

Các khối u não tuyến tùng là hiếm gặp, phổ biến ở trẻ em hơn người lớn, với tỷ lệ mắc là 3% đến 11% khối u não ở trẻ em và 1% ở người lớn.

U tuyến tùng có thể là lành tính (không ung thư) hay ác tính (ung thư), được phân nhóm dựa trên đặc điểm của chúng, bao gồm:

  • U tế bào tuyến tùng (Pineocytoma): Độ 1, là khối u lành tính, phát triển chậm.
  • U nhú tuyến tùng hoặc u nhu mô tuyến tùng: Độ 2 hoặc 3, đều là các khối u ở mức độ trung bình. Điều này có nghĩa là các khối u có nguy cơ quay trở lại cao hơn sau khi được cắt bỏ.
  • U nguyên bào tuyến tùng (Pineoblastoma): Độ 5, là ung thư (ác tính). Đây là các khối u phát triển nhanh và có xu hướng xâm lấn các mô lân cận.

Triệu chứng u tuyến tùng

Những dấu hiệu và triệu chứng của u tuyến tùng

Các triệu chứng của khối u tuyến tùng phụ thuộc vào kích thước, vị trí và loại khối u. Các khối u nhỏ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Khi chúng phát triển, các khối u có thể đè lên các cấu trúc gần đó, có thể chặn dòng chảy bình thường của dịch não tủy và dẫn đến tăng áp lực nội sọ.

Các triệu chứng khi u tuyến tùng lớn hơn gây chèn ép bao gồm:

  • Đau đầu;
  • Buồn nôn;
  • Nôn;
  • Vấn đề về thị lực;
  • Cảm giác mệt mỏi;
  • Khó cử động mắt;
  • Vấn đề về thăng bằng và phối hợp;
  • Khó đi lại;
  • Các vấn đề về trí nhớ.

U tuyến tùng có thể phá vỡ hệ thống nội tiết giúp kiểm soát hormone ở trẻ, từ đó có thể khiến trẻ trải qua tuổi dậy thì sớm. Thời điểm dậy thì sớm ở bé gái bắt đầu trước 8 tuổi và bé trai là trước 9 tuổi.

Các triệu chứng của dậy thì sớm bao gồm:

  • Sự phát triển vú ở bé gái;
  • Sự phát triển tinh hoàn ở bé trai;
  • Tăng chiều cao nhanh chóng;
  • Thay đổi về kích thước và hình dạng cơ thể;
  • Lông mu hoặc lông nách;
  • Thay đổi mùi cơ thể;
  • Chu kỳ kinh nguyệt ở trẻ gái và thay đổi giọng nói ở trẻ trai.
U tuyến tùng là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị u tuyến tùng 4
Dậy thì sớm ở trẻ có thể là dấu hiệu của u tuyến tùng

Nói chung, biểu hiện lâm sàng của khối u vùng tuyến tùng có thể đa dạng. Thời kỳ tiền triệu có thể kéo dài từ vài tuần đến nhiều năm. Vì vậy, một quá trình kiểm tra trước phẫu thuật nghiêm ngặt là cần thiết đối với tất cả người bệnh được xem là có khối u vùng tuyến tùng, bao gồm kiểm tra các bất thường về nội tiết trước khi phẫu thuật.

Biến chứng có thể gặp khi mắc u tuyến tùng

Khi khối u tuyến tùng lớn gây chèn ép các vùng lân cận, chặn dòng chảy của dịch não tủy, có thể dẫn đến tăng áp lực nội sọ.

Bên cạnh đó, nếu bạn bị u tuyến tùng, tiên lượng của bạn phụ thuộc vào loại khối u và kích thước của nó. Hầu hết mọi người đều hồi phục hoàn toàn sau các khối u tuyến tùng lành tính và thậm chí là nhiều loại ác tính. Nhưng nếu khối u phát triển nhanh chóng và lan sang các bộ phận khác của cơ thể, bạn có thể đối mặt với nhiều thách thức hơn. Tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm đối với tất cả các loại khối u tuyến tùng là 69,5%. Tỷ lệ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, sức khỏe cũng như đáp ứng với việc điều trị.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Những người bệnh có dấu hiệu và triệu chứng gợi ý tình trạng tăng áp lực nội sọ như nhức đầu, buồn nôn và nôn, thay đổi thị lực, khó cử động mắt, mệt mỏi, gặp các vấn đề về trí nhớ và vấn đề thăng bằng phối hợp. Các trường hợp này cần phải đến khám và được chụp CT scan hay chụp MRI để đánh giá nhu cầu cần xử trí cấp cứu.

U tuyến tùng là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị u tuyến tùng 5
Tăng áp lực nội sọ là tình huống cần được đánh giá sớm và điều trị kịp thời

Nguyên nhân u tuyến tùng

Nguyên nhân dẫn đến u tuyến tùng

Nguyên nhân của hầu hết các khối u vùng tuyến tùng hiện vẫn chưa được biết rõ. Nhưng đột biến gen RB1 và DICER1 có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư nguyên bào tuyến tùng ở một số đối tượng.

Nhìn chung, ung thư là một bệnh di truyền - nghĩa là ung thư được gây ra bởi những thay đổi nhất định về các gen kiểm soát cách thức hoạt động của tế bào. Các gen có thể bị đột biến ở nhiều loại ung thư, điều này có thể làm tăng sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh u tuyến tùng

Những đối tượng nguy cơ cao dễ mắc u tuyến tùng?

U tuyến tùng có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Trẻ em có nguy cơ mắc cao hơn với tỷ lệ mắc từ 3 - 11%, so với người lớn chiếm tỷ lệ 1% các trường hợp. Xét về giới tính và màu da thì nữ giới có tỷ lệ cao hơn nam giới và phổ biến nhất là người da đen.

Những triệu chứng phổ biến của u tuyến tùng là gì?

U tuyến tùng có ảnh hưởng gì đến sự tăng trưởng của cơ thể?

Đâu là những lựa chọn điều trị cho bệnh u tuyến tùng?

Những chỉ dấu ung thư của bệnh u tuyến tùng là gì?

Hỏi đáp (0 bình luận)