Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Ung thư/
  4. Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III

Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III cần chú ý những gì?

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thu Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng đảm nhiệm vị trí Phó khoa Kiểm soát bệnh tật tại Trung tâm Y tế Quận 1 và sau đó là chuyên viên tại Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận. Với hai bằng đại học Y khoa và Dược sĩ, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu về y học và dược phẩm.

Xem thêm thông tin

Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III là giai đoạn thường được chẩn đoán lần đầu ở người bệnh. Tỷ lệ sống sót của những người bệnh giai đoạn III tùy thuộc vào mức độ lan rộng của khối u từ 60% nếu khối u còn khu trú đến 6% nếu khối u đã lan ra ngoài phổi. Điều trị hiện nay phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư bạn đang mắc phải. Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị có thể được sử dụng điều trị đơn lẻ hoặc kết hợp giúp đạt hiệu quả điều trị tốt hơn.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn iii

Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III là gì?

Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam và trên thế giới. Bệnh gây tử vong nhiều hơn cả ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại trực tràng cộng lại. Khoảng 40% những người bệnh ung thư phổi khi được chẩn đoán đã ở giai đoạn nặng, trong đó một phần ba là giai đoạn III.

Ung thư phổi không tế bào nhỏ là loại ung thư phổi thường gặp nhất chiếm 80 đến 85% trường hợp ung thư phổi. Ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ được điều trị khác nhau. Ung thư phổi không tế bào nhỏ có 5 giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn I: Khối u nhỏ và nằm hoàn toàn bên trong phổi của bạn.
  • Giai đoạn II: Ung thư chưa lan rộng nhưng khối u lớn hơn giai đoạn I. Một số tế bào ung thư có thể đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó.
  • Giai đoạn III: Khối u có kích thước lớn và có thể đã lan rộng đến hạch bạch huyết và các mô xung quanh.
  • Giai đoạn IV: Các tế bào ung thư từ khối u ban đầu vỡ ra và di chuyển từ phổi đến các nơi khác trong cơ thể. Các tế bào ung thư đi theo hệ thống mạch máu hoặc hạch bạch huyết hay còn gọi là di căn.

Mặc dù tỷ lệ sống của ung thư phổi giai đoạn III khác nhau tùy theo kích thước khối u, vị trí, mức độ lan rộng và di căn, bệnh vẫn có thể điều trị kéo dài sự sống và giảm các triệu chứng.

Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III là giai đoạn ung thư tiến triển tại vùng, lúc này, các khối u đã lan đến các vùng lân cận, di căn hạch vùng nhưng chưa lan đến phổi đối bên và các cơ quan khác trong cơ thể. Một số đặc điểm của ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III có thể kể đến như:

  • Kích thước khối u lớn hơn 7 cm.
  • Khối u xâm lấn các cơ quan gần phổi như cột sống, tim, khí quản, thực quản,...
  • Xuất hiện một hoặc nhiều các khối u nằm ở thùy phổi nhưng chưa di căn đến phổi đối bên.
  • Di căn đến hạch trung thất đối bên, hạch trên đòn (vùng cổ),...

Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III được chia nhỏ thành 3 giai đoạn IIIA, IIIB và IIIC. Các giai đoạn này được xác định dựa trên các đặc điểm về vị trí, kích thước, mức độ xâm lấn của khối u và tình trạng di căn hạch vùng.

Triệu chứng ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn iii

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III

Một số triệu chứng điển hình mà người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III có thể gặp phải như:

  • Đau ngực với tần suất thường xuyên.
  • Ho, ho ra máu, khạc ra máu có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.
  • Viêm phế quản hoặc viêm phổi kéo dài/tái phát không cải thiện với các phương pháp điều trị nội khoa.
  • Người mệt mỏi, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Cảm giác khó thở, hụt hơi, không đủ sức để thực hiện các hoạt động thường ngày như đi bộ, leo cầu thang, tập thể dục,...

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn của khối u, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như:

  • Khối u xâm lấn thần kinh quặt ngược thanh quản sẽ gây ra tình trạng khàn tiếng.
  • Khối u xâm lấn thực quản sẽ gây khó nuốt, nuốt nghẹn.
  • Khối u xâm lấn thành ngực, cột sống gây đau xương sườn, đau ngực, đau lưng và đau vai.
Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III cần chú ý những gì? 4
Ho ra máu là dấu hiệu nghi ngờ bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi bạn có bất kỳ triệu chứng nào được nêu ở trên kèm theo bạn có những yếu tố nguy cơ của ung thư phổi như tiền sử hút thuốc, hãy đến khám bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán bệnh.

Nguyên nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn iii

Nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III

Hiện nay nguyên nhân chính xác gây ung thư phổi chưa được xác định, tuy nhiên nhiều yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ mắc bệnh đã được tìm ra như hút thuốc lá, môi trường sống ô nhiễm hoặc tiếp xúc với tia xạ,...

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Tại châu Âu, hút thuốc đóng góp tới 90% số ca ung thư phổi ở nam giới và 80% ở nữ giới. Thời gian hút thuốc liên tục có ảnh hưởng lớn hơn so với lượng thuốc hút hàng ngày; vì vậy, ngừng hút thuốc ở bất kỳ độ tuổi nào đều có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư phổi, hơn là chỉ giảm số điếu hút.

Hút thuốc thụ động, hay còn gọi là “khói thuốc trong môi trường,” cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi tế bào không nhỏ (UTPKTBN), nhưng ở mức độ thấp hơn so với người hút trực tiếp.

Radon là một loại khí phóng xạ phát sinh từ sự phân rã của uranium tự nhiên trong đất và đá, đặc biệt là trong đá granite. Khí radon có thể len lỏi từ mặt đất vào các không gian sinh sống như nhà cửa và các tòa nhà. Tiếp xúc lâu dài với mức độ radon cao được coi là một yếu tố nguy cơ đáng kể, đặc biệt đối với những người chưa từng hút thuốc nhưng vẫn mắc ung thư phổi. Các công nhân làm việc dưới lòng đất, đặc biệt trong khu vực có radon cao, có thể chịu nguy cơ lớn do tiếp xúc lâu dài với khí này.

Yếu tố di truyền

Một số người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi hơn do yếu tố di truyền. Nếu có người thân trong gia đình từng mắc ung thư phổi hoặc các loại ung thư khác, nguy cơ mắc ung thư phổi sẽ cao hơn. Với những người có nguy cơ cao về mặt di truyền, hút thuốc lá càng làm tăng thêm rủi ro này.

Ô nhiễm môi trường và gia đình

Ngoài ra, một số yếu tố môi trường khác cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển UTPKTBN, bao gồm việc tiếp xúc với các chất độc hại như amiang và asen.

Chia sẻ:

Hỏi đáp (0 bình luận)