Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Răng - Hàm - Mặt/
  4. Viêm xương hàm

Viêm xương hàm và những điều cần biết

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Viêm xương hàm là một bệnh lý xảy ra khi có sự bất ổn ở khu vực khớp hàm và các khớp cơ xung quanh. Bệnh này không chỉ gây đau hàm thường xuyên, mà còn làm co thắt các cơ, làm mất cân bằng trong hệ thống xương sọ và xương hàm. Viêm xương hàm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi nói chuyện và nhai nuốt thức ăn.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung viêm xương hàm

Viêm xương hàm là gì?

Xương hàm bao gồm xương hàm trên và xương hàm dưới, thuộc phần xương mặt. Xương hàm trên là một cặp xương đối xứng nằm ở phía trên, có tính chất xốp. Chúng tạo thành các cấu trúc như hốc mắt, hốc mũi, vòm miệng, xoang hàm và nền sọ bằng cách kết hợp với các xương khác. Xương hàm dưới là xương lớn nhất, có đặc điểm thấp và khỏe mạnh hơn và có khả năng di động trong hệ xương mặt.

Triệu chứng viêm xương hàm

Những dấu hiệu và triệu chứng của Viêm xương hàm

Các triệu chứng của viêm xương hàm thường bị nhầm lẫn với các vấn đề khác của bệnh lý răng miệng do triệu chứng tương đồng. Do đó quan trọng cần nhận biết rõ các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này giúp bạn có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời:

  • Đau hàm: Đau nhức hàm là triệu chứng chính của viêm xương hàm. Đau có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên mặt và có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng. Đau thường lan rộng đến trong hàm và xung quanh tai. Cảm giác đau liên tục, thường xuyên và tăng nhiều hơn khi nhai.
  • Sưng tấy: Khu vực xương hàm bị viêm thường có sưng và tấy đỏ. Sưng có thể là khu vực nhỏ hoặc lan rộng trên toàn bộ vùng hàm.
  • Khó khăn trong việc mở hàm: Viêm xương hàm có thể gây ra sự cứng trong việc mở và đóng hàm. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc nhai, nói và thực hiện các hoạt động hàng ngày liên quan đến hàm. Khó khăn hoặc đau khi mở miệng là một dấu hiệu nghiêm trọng.
  • Mỏi cổ và đau nhức tai: Viêm xương hàm có thể lan rộng đến các cơ và mô xung quanh, gây ra mỏi cổ và đau nhức tai.
  • Chóng mặt: Một số người bị viêm xương hàm có thể trải qua cảm giác chóng mặt do ảnh hưởng đến hệ thống cân bằng.
  • Nổi hạch: Trong một số trường hợp, viêm xương hàm có thể gây ra hạch nổi, tức là các khối u nhỏ, trong vùng hàm.
  • Phì đại cơ nhai: Viêm xương hàm có thể gây phì đại cơ nhai, làm cho các cơ trong khu vực hàm trở nên phình to và đau nhức.
Viêm xương hàm và những điều cần biết 1.jpg
Đau hàm là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm xương hàm

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Viêm xương hàm

Bệnh viêm xương hàm không gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng:

  • Giãn khớp: Viêm xương hàm có thể gây ra giãn khớp, làm tăng nguy cơ trật khớp hoặc dính khớp.
  • Viêm tấy lan tỏa vùng sàn miệng: Bệnh viêm xương hàm có thể lan rộng đến vùng dưới hàm sàn miệng, gây sưng và có thể lan sang vùng cổ, ngực. Điều này có thể làm hạn chế sự mở hàm, gây khó nuốt và khó thở.
  • Biến dạng xương hàm: Nếu không được điều trị kịp thời, viêm xương hàm có thể gây hủy hoại và biến dạng cấu trúc xương hàm, có thể dẫn đến sự phá vỡ và biến dạng nghiêm trọng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi bạn có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nêu trên hãy đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt để được chẩn đoán chính xác và điều trị.

Nguyên nhân viêm xương hàm

Nguyên nhân dẫn đến Viêm xương hàm

Viêm xương hàm có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân thường gặp là do chấn thương xương hàm hoặc các tổn thương ở khớp thái dương hàm.

  • Chấn thương xương hàm hoặc khớp thái dương hàm: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm xương hàm. Chấn thương có thể là kết quả của tai nạn, va đập mạnh vào vùng hàm mặt.
  • Biến chứng của mọc răng: Trong quá trình mọc răng, sự di chuyển của xương hàm có thể tạo ra các khe hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm. Đặc biệt, khi răng khôn mọc không đúng vị trí, có thể gây viêm do áp lực và cắn răng không đều.
  • Sâu răng: Nếu sâu răng không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể lan qua lỗ cuống răng và gây viêm xương hàm và mô mềm xung quanh răng. Điều này có thể xảy ra với cả răng sữa và răng vĩnh viễn.
  • Chấn thương hàm mặt: Các vết thương ở vùng hàm mặt, bao gồm cả mô mềm và xương, như vết thương mở, gãy xương, có thể gây viêm xương hàm.
  • Khối u: Nhiễm khuẩn có thể xuất phát từ các khối u lành tính hoặc ác tính, đặc biệt là khối u liên quan đến xương hàm.
  • Nhiễm khuẩn: Bệnh xương hàm viêm có thể là do nhiễm khuẩn qua da, niêm mạc, hoặc nhiễm khuẩn huyết.
  • Lão hóa: Lão hóa xương hàm có thể dẫn đến mài mòn và thoái hóa khớp, gây viêm xương hàm.
  • Các bệnh lý khác: Một số bệnh như sởi, cúm, lao, giang mai cũng có thể gây viêm xương hàm.
Viêm xương hàm và những điều cần biết 2.jpg
Sâu răng không được điều trị tốt là một nguyên nhân có thể gây viêm xương hàm

Ngoài những nguyên nhân đã nêu ở trên, còn có một số thói quen xấu có thể gây ra tình trạng viêm xương hàm, bao gồm:

  • Thói quen nghiến răng: Nghiến răng một cách quá mức hoặc không đúng cách có thể tạo ra áp lực lớn và liên tục lên khớp thái dương hàm, gây căng thẳng và viêm xương hàm.
  • Ăn nhai một bên hoặc ăn thực phẩm cứng: Khi chúng ta ưa thích nhai một bên hoặc tiêu thụ thực phẩm cứng một cách thường xuyên, nó có thể tạo ra một tải lực không đều lên các khớp hàm, gây căng thẳng và viêm xương hàm.
  • Stress: Stress có thể dẫn đến phản xạ co cơ hàm không tự chủ, gây ra thói quen nghiến răng trong giấc ngủ hoặc trong tình trạng căng thẳng. Điều này có thể gây viêm xương hàm và các vấn đề liên quan đến khớp hàm.
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Hỏi đáp (0 bình luận)