Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Đau mắt đỏ ở trẻ em và dấu hiệu ở từng giai đoạn ba mẹ cần lưu ý

Kim Ngân

13/02/2025
Kích thước chữ

Đau mắt đỏ ở trẻ em với các nguyên nhân thường gặp như nhiễm virus, dị ứng, nhiễm trùng, thời tiết chuyển mùa hoặc sinh sống trong môi trường sống ẩm thấp, vô tình gây ra các triệu chứng khó chịu cho trẻ.

Đau mắt đỏ ở trẻ em còn được biết đến là bệnh viêm kết mạc do nhiều tác nhân dẫn đến, kèm theo các biểu hiện khó chịu có thể gây ảnh hưởng đến thị giác và đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Vì thế ba mẹ cần chủ động tìm hiểu sớm để biết cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất cho trẻ. Bài viết sau sẽ cùng các phụ huynh tìm hiểu kỹ hơn về các dấu hiệu đau mắt đỏ ở từng giai đoạn bệnh cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ khi mắc bệnh.

Các dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ em theo từng giai đoạn

Theo chia sẻ từ các chuyên gia bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em sẽ có triệu chứng rõ rệt theo 3 giai đoạn dưới đây, ba mẹ cần lưu ý để chăm sóc sẽ đúng cách:

Giai đoạn 1: Ủ bệnh

Khi mầm bệnh tiếp xúc với mắt và bắt đầu xâm nhập sẽ gây ra các loại tổn thương giác mạc, đặc biệt trẻ chưa có triệu chứng rõ ràng nhưng có thể kèm sốt nhẹ, đau xốn mắt, đau họng khi nuốt nước bọt,...

Đau mắt đỏ ở trẻ em và dấu hiệu ở từng giai đoạn ba mẹ cần lưu ý 1
Đau mắt đỏ ở trẻ em trong giai đoạn ủ bệnh dễ kèm theo sốt nhẹ, đau họng và khó chịu ở mắt

Giai đoạn 2: Phát bệnh

Sau khi chuyển qua giai đoạn phát bệnh, đau mắt đỏ ở trẻ bắt đầu kèm theo các dấu hiệu nhận biết như đỏ một bên mắt sau đó đỏ cả hai mắt, có thể dính ghèn trên mắt gây ngứa, cộm,... Đặc biệt ở một số trường hợp có thể gây xuất huyết kết mạc, viêm họng hạch,...

Riêng với trẻ chỉ đỏ một bên mắt và khả năng lây cho mắt còn lại rất cao, lúc này ba mẹ cần lưu ý nhắc nhở trẻ không nên dụi mắt có thể khiến bệnh nặng thêm và lâu hồi phục.

Giai đoạn 3: Hồi phục bệnh

Đến giai đoạn hồi phục bệnh những dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ cũng sẽ giảm dần, mắt cũng bắt đầu trở lại trạng thái bình thường nếu bé được chăm sóc đúng cách.

Ba mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ đau mắt đỏ tại nhà

Bệnh đau mắt đỏ phần lớn đều ít nguy hiểm nên thường được điều trị và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, dưới đây là một số cách giúp hạn chế sự lây lan của bệnh và trẻ sớm hồi phục.

Hạn chế tối đa sự lây lan của bệnh

Bất kỳ ai cũng đều có thể bị đau mắt đỏ, dù là người lớn nên khi chăm sóc trẻ nhỏ bị đau mắt đỏ, ba mẹ cần chú ý các biện pháp ngừa sự lây lan mầm bệnh từ trẻ qua hướng dẫn của bác sĩ.

Đồng thời ba mẹ nên chú ý tần suất nhỏ mắt cho trẻ theo kê đơn để ngăn ngừa nhiễm trùng nặng và lây lan đến các cơ quan khác.

Rèn luyện thói quen sống lành mạnh

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ, ba mẹ nên áp dụng nguyên tắc ăn uống khoa học cho trẻ và cả bản thân mình, vì không chỉ trẻ cần bổ sung dưỡng chất đầy đủ mà các bậc phụ huynh cũng cần đảm bảo đề kháng cho cơ thể để phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Đồng thời ba mẹ cũng nên cho trẻ uống nhiều nước hơn trong quá trình điều trị, để các tác nhân gây bệnh được đào thải nhanh chóng và bù lại nước đã mất do các triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra khi trẻ bị đau mắt đỏ, ba mẹ cũng nên khuyến khích trẻ luyện tập thể dục tại nhà, phơi nắng buổi sáng và không nên tiếp xúc với màn hình điện thoại, tivi hoặc bất kỳ thiết bị điện tử nào khác.

Đau mắt đỏ ở trẻ em và dấu hiệu ở từng giai đoạn ba mẹ cần lưu ý 2
Ba mẹ nên rèn cho trẻ tuân theo thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh trong và sau giai đoạn bị đau mắt đỏ

Giữ vệ sinh kỹ cho mắt

Lưu ý quan trọng tiếp theo đó là ba mẹ cần vệ sinh mắt thường xuyên cho trẻ và lau bằng gạc y tế hoặc khăn sạch được khử khuẩn. Khi mắt có ghèn, ba mẹ nên sử dụng tăm bông để lấy ghèn từ từ cho trẻ, tránh lây sáng mắt còn lại và các vật dụng khăn, tăm bông và gạc y tế cần được xử lý đúng cách tránh lây lan mầm bệnh.

Đau mắt đỏ ở trẻ em và dấu hiệu ở từng giai đoạn ba mẹ cần lưu ý 3
Lấy ghèn mắt cho trẻ bằng gạc y tế riêng biệt và xử lý đúng cách các vật dụng đã sử dụng để tránh lây lan bệnh

Áp dụng các biện pháp phòng ngừa tái nhiễm

Đau mắt đỏ là bệnh lý có tỷ lệ tái nhiễm cao nên trẻ mắc bệnh rồi vẫn có khả năng tái bệnh, nên ba mẹ không nên chủ quan và cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh kỹ lưỡng cho trẻ.

Lưu ý: Trường hợp đau mắt đỏ ở trẻ em dưới 3 tháng tuổi hoặc trẻ đã từng bị đau mắt đỏ trước đó, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ theo dõi chặt chẽ các biểu hiện ngay từ giai đoạn sớm, hạn chế tối đa xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng khác như: Phát ban, mờ mắt, nước mắt có mủ,...

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ khi bị đau mắt đỏ

Bên cạnh các lưu ý về quá trình chăm sóc trẻ nhỏ bị đau mắt đỏ, chế độ dinh dưỡng cũng là vấn đề ba mẹ cần lưu ý để tránh các thực phẩm làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục bệnh ở bé.

Thực phẩm cần bổ sung cho trẻ bị đau mắt đỏ

Khi trẻ bị đau mắt đỏ là lúc cơ thể cần được bổ sung đầy đủ các chế độ dinh dưỡng như các vitamin, khoáng chất, axit béo, omega-3,... để cung cấp năng lượng, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ giảm viêm nhiễm và bảo vệ mắt khỏe mạnh. Dưới đây là những thực phẩm giàu dinh dưỡng nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày cho bé:

  • Bí đỏ: Giàu hàm lượng beta-carotene, kali, sắt, lutein và zeaxanthin có khả năng kháng khuẩn, phục hồi nhanh chóng những tổn thương ở mắt và hạn chế tác động từ môi trường, bảo vệ mắt hiệu quả.
  • Bơ: Có khả năng hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu và hồi phục nhanh những tổn thương ở mắt khi chứa nhiều vitamin A, E, C, lutein, zeaxanthin,...
  • Sữa tươi: Chứa nhiều vitamin A, C, E, kẽm, DHA, EPA cùng nhiều dưỡng chất khác giúp tăng đề kháng và đẩy nhanh thời gian hồi phục cho bé.
  • Cà rốt: Cùng một số thực phẩm khác như rau xanh, cà chua, các loại cá béo để tăng cường đề kháng và bổ sung nhiều dinh dưỡng tốt cho mắt.
Đau mắt đỏ ở trẻ em và dấu hiệu ở từng giai đoạn ba mẹ cần lưu ý 4
Bí đỏ dần trở thành thực phẩm vàng để có đôi mắt khỏe mạnh khi giàu beta-carotene, kali, sắt và các chất chống oxy hóa

Thực phẩm cần kiêng đối với trẻ bị đau mắt đỏ

Chắc chắn bên cạnh các thực phẩm nên bổ sung, cũng có danh sách thực phẩm cần hạn chế để đẩy nhanh thời gian hồi phục bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em, bao gồm:

  • Thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ và cay nóng: Sẽ khiến cơ thể bị mất nước, làm suy giảm miễn dịch và khiến tình trạng viêm nhiễm mắt thêm nghiêm trọng.
  • Bánh kẹo, nước ngọt có gas và cà phê: Nhóm thực phẩm này có thể làm ghèn xuất hiện và chảy nước mắt nhiều hơn.
  • Rau muống: Mặc dù đây thuộc nhóm rau có nhiều vitamin và khoáng chất nhưng một số thành phần trong rau muống có thể làm tăng dịch tiết và gỉ mắt, dẫn đến kéo dài thời gian hồi phục bệnh.
  • Thực phẩm dễ gây kích ứng: Như hải sản, ngũ cốc chứa gluten,...

Tuy bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em không phải là bệnh hiếm gặp nhưng ba mẹ cũng không nên chủ quan vì bệnh có tốc độ lây rất nhanh, đồng thời các biến chứng của bệnh nếu xuất hiện sẽ ảnh hưởng đến thị lực của trẻ. Vì thế hy vọng bài viết trên đã có những chia sẻ hữu ích đến các phụ huynh trong việc phòng ngừa đau mắt đỏ cho bé yêu.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:đau mắt đỏ