Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Để tối ưu hóa việc giảm axit uric, uống nước đúng cách là một phương pháp tự nhiên và hiệu quả giúp hỗ trợ quá trình lọc thải của cơ thể. Vậy uống nước như thế nào để tối ưu hóa việc giảm axit uric?
Axit uric thường tích tụ trong máu và có thể dẫn đến các bệnh gout nếu không được đào thải kịp thời. Uống nước đầy đủ và đúng cách sẽ giúp duy trì hoạt động của thận, cơ quan đảm nhận nhiệm vụ chính trong việc loại bỏ chất thải, bao gồm cả axit uric dư thừa. Việc không uống đủ nước hoặc đổ mồ hôi nhiều có thể làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh gout. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để xem nên uống nước như thế nào để tối ưu hóa việc giảm axit uric nhé!
Lượng nước cần thiết cho mỗi người thường dao động từ 2 - 2.5 lít mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn vận động nhiều hoặc sống trong môi trường nóng bức, lượng nước cần tăng thêm. Uống đủ nước giúp thúc đẩy quá trình lọc thận và hỗ trợ thận đào thải axit uric ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Khi lượng nước nạp vào cơ thể thấp, thận sẽ không thể lọc sạch axit uric, dẫn đến sự tích tụ và tăng nguy cơ phát triển bệnh gout.
Thay vì uống một lượng lớn nước cùng một lúc, bạn nên chia đều lượng nước uống ra suốt cả ngày. Thông thường, mỗi người cần uống khoảng 2 - 2.5 lít nước mỗi ngày, nhưng nên chia thành 8 - 10 cốc uống trong ngày và mỗi lần uống từng ngụm nhỏ.
Việc uống nước thường xuyên giúp duy trì sự hydrat hóa liên tục, đảm bảo rằng thận luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất để loại bỏ axit uric. Điều này cũng giúp tránh tình trạng quá tải nước trong một khoảng thời gian ngắn, khiến cơ thể khó hấp thụ và xử lý.
Sau một giấc ngủ dài dài, cơ thể bạn thường thiếu nước. Uống một cốc nước vào buổi sáng ngay sau khi vừa thức dậy giúp thúc đẩy lưu thông máu và khởi động quá trình lọc thải của thận. Nước lúc này không chỉ giúp đào thải axit uric đã tích tụ qua đêm, mà còn giúp kích hoạt quá trình trao đổi chất cho ngày mới.
Các loại nước ngọt có ga, nước có đường hay nước trái cây đóng hộp có thể làm gia tăng lượng đường và purin, gây ra sự tích tụ axit uric trong máu. Vì vậy, hãy chọn nước lọc hoặc nước khoáng tự nhiên để đảm bảo rằng cơ thể nhận được nước tinh khiết, không chứa các chất gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc giảm axit uric.
Uống một ly nước trước khi ăn khoảng 15 - 30 phút giúp cơ thể có thời gian chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa. Điều này không chỉ giúp hạn chế tình trạng đầy hơi sau bữa ăn mà còn hỗ trợ việc kiểm soát sự hấp thu purin từ thực phẩm. Từ đó giúp giảm nguy cơ tăng axit uric.
Việc thêm vài giọt nước chanh tươi hoặc một thìa nhỏ giấm táo vào ly nước có thể giúp kiềm hóa cơ thể. Axit citric trong chanh và giấm táo có tác dụng giảm nồng độ axit uric trong máu, giúp cơ thể thải loại axit này dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng vì tính axit của chanh và giấm táo có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày nếu dùng quá nhiều.
Ngoài ra, cà phê cũng có liên quan đến việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Tuy nhiên, hãy uống cà phê cũng một ít nước lọc để tránh gây mất nước.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn phần nào nắm được cách uống nước như thế nào để tối ưu hóa việc giảm axit uric. Ngoài việc bổ sung đủ nước nước, cần phải kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt điều độ để hỗ trợ kiểm soát lượng axit uric một cách hiệu quả, từ đó ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan đến sự tích tụ axit uric, đặc biệt là bệnh gout.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.