Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Mỡ máu cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Nhiều người quan tâm đến việc bổ sung omega-3 để hỗ trợ giảm mỡ máu. Vậy sự thực, uống omega-3 có giảm mỡ máu không?
Hiện nay, tình trạng mỡ máu cao, nhất là mỡ máu cao ở người trẻ, ngày càng phổ biến do lối sống hiện đại, chế độ ăn uống thiếu khoa học, ít vận động và nhiều nguyên nhân khác. Bên cạnh các cách điều trị mỡ máu bằng phương pháp dân gian, điều trị bằng thuốc, omega-3 được nhắc đến như một giải pháp hỗ trợ hiệu quả trong việc kiểm soát mỡ máu. Muốn biết uống omega-3 có giảm mỡ máu không, đừng bỏ qua bài viết này bạn nhé!
Uống omega-3 có thể giúp giảm mỡ máu. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Omega-3 có thể hỗ trợ giảm mỡ máu thông qua các cơ chế sau:
Cơ chế chính của omega-3 trong việc giảm mỡ máu là ức chế quá trình tổng hợp triglyceride tại gan, từ đó làm giảm lượng triglyceride lưu thông trong máu. Theo nghiên cứu, khi dùng liều cao (2 - 4g/ngày), EPA và DHA trong omega-3 có thể giảm triglyceride máu từ 20 - 50%. Đối với những người có chỉ số triglyceride cao đến rất cao, việc dùng omega-3 đều đặn có thể giúp giảm triglyceride tới 44%.
Omega-3 (EPA và DHA) ức chế tổng hợp triglyceride tại gan qua 4 cơ chế chính:
Omega-3 còn có thể tăng nhẹ HDL cholesterol (cholesterol tốt). HDL sẽ hỗ trợ vận chuyển cholesterol xấu ra khỏi thành mạch và đưa về gan để đào thải. Cần phải chú ý rằng một số nghiên cứu chỉ ra rằng omega-3 có thể có tác dụng làm tăng một phần LDL (cholesterol xấu), nhưng đồng thời có thể làm giảm kích thước và độ nguy hiểm của các hạt LDL, làm giảm nguy cơ gây bệnh tim mạch. Việc tăng nhẹ LDL có thể không đáng lo ngại, nhưng vẫn cần theo dõi thường xuyên để đảm bảo sự cân bằng giữa các loại lipoprotein trong cơ thể.
Uống omega-3 có giảm mỡ máu không? Câu trả lời là có vì omega-3 còn giúp ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa động mạch qua đa cơ chế. EPA và DHA trong omega-3 làm giảm cytokine gây viêm (TNF-α, IL-6), ngăn cholesterol xấu bị oxy hóa. Đây chính là nguyên nhân tạo tế bào bọt khởi phát mảng xơ vữa. Omega-3 còn cải thiện màng tế bào nội mô, giảm kết dính tiểu cầu và bạch cầu. Khi mảng xơ vữa hình thành, omega-3 tăng collagen tạo lớp vỏ chắc, ức chế enzyme MMP phá hủy collagen, giảm nguy cơ vỡ mảng bám. Đồng thời, omega-3 còn kích thích sản xuất nitric oxide giãn mạch, giảm stress oxy hóa, bảo vệ chức năng nội mô.
Ngoài những công dụng trên, omega-3 còn giúp tăng cholesterol tốt, ổn định huyết áp, giảm viêm. Việc bổ sung omega-3 đều đặn còn góp phần làm giảm nguy cơ tử vong do các biến cố tim mạch, và các bệnh lý liên quan đến mỡ máu cao.
Uống omega-3 có giảm mỡ máu không đến đây bạn đã rõ. Tuy nhiên, việc bổ sung omega-3 để giảm mỡ máu cần tuân thủ các nguyên tắc sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn:
Để giảm mỡ máu hiệu quả, bạn nên ưu tiên sử dụng omega-3 loại EPA (eicosapentaenoic acid) và DHA (docosahexaenoic acid). Đây là hai dạng omega-3 có nguồn gốc từ cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá ngừ và dầu cá. Các sản phẩm omega-3 kê đơn dạng tinh khiết (như icosapent ethyl - EPA tinh khiết) hoặc kết hợp EPA+DHA với tổng liều 3 - 4g/ngày được chứng minh hiệu quả rõ rệt trong điều trị mỡ máu cao. Loại omega-3 này hiệu quả nhất là khi phối hợp cùng chế độ ăn uống và vận động hợp lý.
Omega-3 nguồn thực vật (ALA từ hạt lanh, hạt chia, óc chó...) cũng tốt cho sức khỏe. Nhưng cơ thể chuyển hóa ALA thành EPA và DHA với tỷ lệ rất thấp nên không đạt hiệu quả giảm mỡ máu cao như omega-3 từ cá. Ngoài ra, khi muốn dùng omega-3 hỗ trợ điều trị mỡ máu, bạn nên chọn sản phẩm chính hãng ở địa chỉ uy tín.
Uống omega-3 có giảm mỡ máu không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, phương pháp giảm mỡ máu này vẫn tồn tại nhiều hạn chế như:
Omega-3 có thể là một phần trong kế hoạch điều trị toàn diện cho mỡ máu cao. Tuy nhiên, cần chú ý rằng omega-3 không thay thế các thuốc điều trị như statin hoặc fibrates. Việc sử dụng omega-3 để hỗ trợ điều trị mỡ máu cần phải có sự giám sát của bác sĩ và kết hợp với các biện pháp điều trị khác.
Omega-3 không thể thay thế thuốc trị mỡ máu như statin khi cholesterol xấu tăng quá cao – đặc biệt ở người có nguy cơ tim mạch. Nhiều trường hợp mỡ máu quá cao và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng rõ ràng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chữa bệnh phù hợp để sớm kiểm soát chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn.
Các tác dụng phụ của omega-3 có thể bao gồm ợ hơi, khó tiêu, tiêu chảy, hoặc hơi thở có mùi tanh. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này thường không nghiêm trọng và có thể giảm đi khi sử dụng omega-3 trong suốt thời gian dài. Đặc biệt cần lưu tâm là tác dụng phụ làm tăng nguy cơ chảy máu (nếu dùng chung với thuốc chống đông hoặc sau phẫu thuật, liều ≥4g/ngày). Nếu người bệnh gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng, cần ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Người có tiền sử dị ứng hải sản hoặc dị ứng cá cần cẩn trọng khi dùng omega-3. Omega-3 có thể được sử dụng an toàn trong thai kỳ và khi cho con bú, nhưng cần chọn lựa nguồn omega-3 chất lượng cao và tuân thủ liều lượng được khuyến cáo. Các sản phẩm omega-3 từ cá có thể chứa thủy ngân và các kim loại nặng khác, vì vậy cần lựa chọn những sản phẩm được chứng nhận là an toàn.
Tóm lại, câu trả lời cho thắc mắc “Uống omega-3 có giúp giảm mỡ máu không?” là có. Việc bổ sung omega-3 đúng cách có thể hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm nồng độ triglyceride máu, đồng thời góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch và phòng ngừa các biến chứng liên quan đến rối loạn lipid máu. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu và đảm bảo an toàn, omega-3 cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống vận động khoa học.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.