Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tim mạch/
  4. Tức ngực

Tức ngực là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩNguyễn Thị Hải Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Bác sĩ Y học cổ truyền từ Đại học Y Hà Nội năm 2018, bác sĩ đã có thời gian tích lũy kinh nghiệm tại Khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 4/2020, bác sĩ chuyển sang công tác trong lĩnh vực tiêm chủng. Đến nay, bác sĩ đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tiêm chủng và hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Tức ngực hay còn gọi là đau tức ngực, là một tình trạng rất phổ biến đặc biệt ở người lớn tuổi. Tức ngực chỉ là cảm giác và nó được mô tỏ khác nhau ở mỗi bệnh nhân như cảm giác đau nhói, như dao đâm hoặc đau thắt tim đột ngột. Đau tức ngực thường là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh nguy hiểm nếu không thăm khám và điều trị căn nguyên kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung tức ngực

Tức ngực là gì?

Tức ngực là các kích thích đau từ các cơ quan trong lồng ngực có thể gây ra cảm giác khó chịu được mô tả như áp lực, chảy nước mắt, đầy hơi, khó tiêu, nóng rát hoặc đau nhói, đau như kim đâm.

Triệu chứng tức ngực

Những dấu hiệu và triệu chứng của tức ngực

Các triệu chứng tức ngực liên quan đến tim thường là đau ngực, đau lưng, hàm hoặc cánh tay, mệt mỏi, lâng lâng, chóng mặt, khó thở, đau bụng, buồn nôn, đau khi gắng sức.

Các triệu chứng không liên quan đến tim bao gồm ợ chua, cơn đau chỉ xảy ra sau khi nuốt hoặc ăn, khó nuốt, cơn đau tồi tệ hơn khi thở sâu hoặc ho, đau kèm theo phát ban, sốt, nhức mỏi, ớn lạnh, sổ mũi, ho, cảm giác hoảng sợ hoặc lo lắng, đau lưng lan ra trước ngực.

Tác động của tức ngực đối với sức khỏe

Tức ngực có thể là biểu hiện của một số rối loạn đe dọa tính mạng ngay lập tức:

  • Hội chứng mạch vành cấp tính (nhồi máu cơ tim cấp tính/đau thắt ngực không ổn định).

  • Bóc tách động mạch chủ ngực.

  • Căng tràn khí màng phổi.

  • Vỡ thực quản.

  • Thuyên tắc phổi (PE).

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh tức ngực

Tức ngực nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời có thể trầm trọng hơn và gây biến chứng tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân tức ngực

Nguyên nhân dẫn đến tức ngực

Tức ngực có thể liên quan đến hệ thống tim mạch, tiêu hóa, phổi, thần kinh hoặc cơ xương.

Tim mạch: Đau tim (tắc nghẽn lưu lượng máu đến tim), đau thắt ngực (do tắc nghẽn mạch máu dẫn đến tim), viêm màng ngoài tim (viêm túi xung quanh tim), viêm cơ tim, bóc tách động mạch chủ, là một tình trạng hiếm gặp liên quan đến vết rách của động mạch chủ, mạch máu lớn bị tách ra khỏi tim.

Tiêu hóa: Trào ngược axit, hoặc ợ chua, đặc biệt là sau khi ăn, khó nuốt, sỏi mật, có thể dẫn đến đau bụng trên hoặc đau sau khi ăn, viêm túi mật hoặc tuyến tụy.

Phổi: Viêm phổi, viêm phế quản do virus, có thể gây đau nhức quanh ngực và đau cơ, tràn khí màng phổi (xẹp phổi), gây ra cơn đau ngực đột ngột, cục máu đông hoặc thuyên tắc phổi, có thể gây ra cơn đau dữ dội và trầm trọng hơn khi thở, co thắt phế quản, gây tức ngực. Co thắt phế quản thường xảy ra ở những người bị hen suyễn và các rối loạn liên quan như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Cơ xương khớp: Gãy xương ngực, đau do gắng sức, chấn thương…

Các nguyên nhân khác: Bệnh zona có thể gây đau ngực.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh tức ngực

Các bệnh về đường tiêu hóa có gây ra đau tức ngực không?

Các bệnh về đường tiêu hóa có thể gây ra đau tức ngực. Khi gặp tình trạng khó tiêu, người bệnh thường cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn và có thể bị đau tức ở ngực hoặc vùng thượng vị. Triệu chứng này có thể đi kèm với ợ hơi, ợ chua, nóng rát ở thực quản và đôi khi là khó thở. Nguyên nhân thường liên quan đến chế độ ăn uống không khoa học, tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc đồ uống có ga.

Đau tức ngực có thể liên quan đến lo âu căng thẳng không?

Đau tức ngực kéo dài có nguy hiểm không?

Đau tức ngực kéo dài có thể gây ra biến chứng gì?

Khi bị đau tức ngực, tôi nên làm gì?

Hỏi đáp (0 bình luận)