Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Bệnh thoái hóa đĩa đệm là một bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi với tình trạng thoái hóa phần đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bệnh gây đau, hạn chế vận động lưng và những khó chịu khác kèm theo. Việc điều trị đúng cách có thể giúp giảm đau và duy trì khả năng hoạt động bình thường.
Đĩa đệm là đệm một cấu trúc nằm giữa các đốt sống, chúng hoạt động như bộ giảm xóc và giúp vận động cột sống linh hoạt. Như những cấu trúc chịu lực khác, đĩa đệm cột sống thoái hóa theo thời gian. Khi đệm bị mòn, nhân đĩa đệm mất nước giảm tính đàn hồi, vòng xơ có thể bị rách làm nhân đĩa đệm lòi ra ngoài chèn ép các cấu trúc xung quanh. Sự biến đổi này dẫn hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ hoặc thắt lưng, chèn ép các cấu trúc rễ thần kinh thể gây đau và các vấn đề khác chẳng hạn như:
Thoái hóa đĩa đệm thường xảy ra ở những phần di chuyển nhiều nhất của cột sống như vùng lưng dưới hoặc cổ.
Bệnh thoái hóa đĩa đệm thắt lưng
Phần lưng dưới hay thắt lưng của bạn có năm đốt sống - là những xương lớn nhất ở lưng. Các bác sĩ gọi chúng là L1 đến L5. Các đĩa đệm cột sống tách biệt từng đốt sống này. Khoảng 90% các vấn đề về đĩa đệm do bệnh thoái hóa đĩa đệm xảy ra ở phần thấp nhất của cột sống thắt lưng (L4-L5).
Bệnh thoái hóa đĩa đệm cổ
Bảy đốt sống tạo nên cột sống cổ, chúng được ngăn cách bởi một đĩa đệm cột sống. Cột sống cổ hỗ trợ tất cả các loại chuyển động đầu cổ, chẳng hạn như quay đầu từ bên này sang bên kia, nhìn lên xuống, nghiêng đầu sang 2 bên. Thoái hóa đĩa đệm ở khu vực này có thể gây đau đớn và khó khăn khi vận động cổ.
Sau 40 tuổi hầu hết mọi người đều bị thoái hóa đĩa đệm. Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm thấy đau. Thoái hóa đĩa đệm thường xảy ra ở cổ hoặc thắt lưng nên các triệu chứng phổ biến nhất là đau cổ, đau lưng với các tính chất sau:
Thoái hóa đĩa đệm có thể không gây đau, gây đau, tê hoặc có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh lý cột sống khác như thoái hóa cột sống, dính cột sống, cong vẹo cột sống, trượt cột sống, hẹp ống sống,...
Thoái hóa đĩa đệm có thể gây chèn ép các rễ thần kinh hay tủy sống ảnh hưởng chức năng vận động và cảm giác.
Khi gặp các vấn đề về cổ lưng, khả năng vận động và cảm giác tay chân suy giảm, teo cơ,... bạn nên bác sĩ để được kiểm tra và điều trị sớm.
Thoái hóa đĩa đệm là tình trạng xảy ra theo thời gian do chấn thương, thể thao, hoạt động hàng ngày hoặc do đĩa đệm mất nước và giảm thể tích, chiều cao. Một số nguyên nhân gây thoái hóa đĩa đệm gồm:
Đĩa đệm mất nước: Khi bạn được sinh ra, các đĩa đệm chủ yếu được tạo thành từ nước. Khi bạn già đi, chúng sẽ mất nước và mỏng đi, nghĩa là đĩa đệm giảm hoặc mất dần chức năng đệm giữa các đốt sống và dễ tổn thương hơn.
Rách bao xơ đĩa đệm: Áp lực trên lưng có thể gây tổn thương và tạo những vết rách trên vòng bao xơ của đĩa đệm. Bất kỳ vết rách nào gây phòng hay thoát vị gần dây thần kinh có thể chèn ép và gây đau đớn. Và nếu bao xơ bị vỡ, đĩa đệm có thể phồng lên hoặc trượt ra khỏi vị trí - gọi là trượt hoặc thoát vị đĩa đệm.
Hoạt động thường ngày: Những công việc bạn làm hàng ngày, chẳng hạn như mang vác vật nặng, bế trẻ, làm việc trong vườn,... theo thời gian cơ thể làm tổn thương đĩa đệm.
Chấn thương cột sống: Ngay cả những vết thương nhỏ ở lưng, chẳng hạn như do ngã hoặc nâng vật nặng không đúng cách cũng có thể khiến đĩa đệm dễ bị thoái hóa hơn. Bạn có thể không cảm thấy đau vào thời điểm bị thương, nhưng tác động của chúng sẽ tăng lên theo thời gian.
Hầu hết mọi người đều bị thoái hóa đĩa đệm sau tuổi trung niên bất kể là nam giới hay nữ giới, ngay cả khi không có biểu hiện triệu chứng nào. Triệu chứng đau lưng chỉ hiện diện khoảng 5% người lớn có thoái hóa đĩa đệm đơn thuần.
Thoái hóa đĩa đệm hiếm khi gây chèn ép toàn bộ ống sống, bao gồm cả dây thần kinh. Nhưng trong một số ít trường hợp cần phẫu thuật khẩn cấp để tránh tình trạng liệt vĩnh viễn:
Sử dụng thuốc giảm đau kéo dài có thể dẫn đến một số tác dụng không mong muốn như cảm thấy khó chịu khi ngừng thuốc (nghiện) với các nhóm thuốc như paracetamol kết hợp codein, corticoid,... viêm loét dạ dày tá tràng cũng có thể xuất hiện nếu bạn sử dụng NSAIDs kéo dài.
Tốc độ hồi phục phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chăm sóc, phục hồi sau phẫu thuật cũng như thể trạng của người bệnh. Vì thế, sau khi thay đĩa đệm cột sống thắt lưng, người bệnh có thể cần ở lại bệnh viện 1-2 ngày để được theo dõi mức độ đau và giám sát khả năng vận động. Sau phẫu thuật người bệnh cần tập vận động đứng lên và đi lại trước khi xuất viện với sự trợ giúp của nhân viên y tế và các dụng cụ hỗ trợ (cột sống, gậy, khung tập đi…). Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng một số thuốc kiểm soát cơn đau, tập vật lý trị liệu giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại chức năng vận động bình thường.
Những bệnh nhân quá lớn tuổi với thể trạng suy yếu, mắc nhiều bệnh nền như tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận,... thì nên cân nhắc và tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế trước khi đồng ý phẫu thuật.
Hỏi đáp (0 bình luận)