Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Truyền nhiễm/
  4. Bệnh Chagas

Bệnh Chagas là gì? Nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị và nguyên tắc phòng ngừa

Bác sĩVõ Thanh Nhã Văn

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng từ Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ đã có nền tảng vững chắc về an toàn y tế và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh việc hoàn thành khóa huấn luyện an toàn Sơ cấp cứu tại SAFI, bác sĩ còn nhận được bằng khen của Bộ Y tế năm 2021 cho những đóng góp xuất sắc trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Xem thêm thông tin

Bệnh Chagas là bệnh nhiễm ký sinh trùng Trypanosoma cruzi, lây truyền qua vết đốt của bọ Triatominae, uống nước mía hoặc thực phẩm bị nhiễm Triatominae hoặc phân của chúng, truyền từ người mẹ nhiễm bệnh sang thai nhi, qua truyền máu hoặc cấy ghép nội tạng từ người hiến tặng nhiễm bệnh.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung bệnh chagas

Bệnh chagas là gì?

Bệnh Chagas là bệnh nhiễm ký sinh trùng Trypanosoma cruzi, lây truyền qua vết cắn của bọ Triatominae, ăn uống thực phẩm bị nhiễm bọ Triatominae hoặc phân của chúng. Bệnh còn có thể truyền qua nhau thai từ người mẹ bị nhiễm bệnh sang thai nhi, qua truyền máu hoặc ghép nội tạng từ một người hiến tặng bị nhiễm bệnh.

Các triệu chứng sau khi bị Triatominae cắn thường là tổn thương da hoặc phù nề quanh hốc mắt một bên, sau đó tiến triển thành sốt, khó chịu, nổi hạch toàn thân và gan lách to; nhiều năm sau, 20 - 30% bệnh nhân nhiễm bệnh bị loạn nhịp tim, bệnh cơ tim mãn tính, thực quản giãn to hoặc phình đại tràng (ít phổ biến). Chẩn đoán bằng cách phát hiện ký sinh trùng trong máu ngoại vi hoặc dịch hút từ các cơ quan bị nhiễm bệnh. Điều trị bằng nifurtimox hoặc benznidazole; tuy nhiên, thuốc này không đảo ngược tiến trình của bệnh tim hoặc đường ruột đã tiến triển.

Triệu chứng bệnh chagas

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Chagas

Nhiễm T. cruzi có 3 giai đoạn:

  • Cấp

  • Tiềm ẩn

  • Mãn tính

Sau giai đoạn cấp tính, bệnh có thể tiềm ẩn không có triệu chứng hoặc tiến triển thành bệnh mãn tính. Sự ức chế miễn dịch có thể kích hoạt nhiễm trùng tiềm ẩn, gây tăng lượng ký sinh trùng trong máu và tổn thương da hoặc não ở một số người.

Cấp tính

Nhiễm T. cruzi cấp tính ở các vùng dịch thường xảy ra ở trẻ em và có thể không có triệu chứng. Khi xuất hiện, các triệu chứng khởi phát 1 - 2 tuần sau khi tiếp xúc. Tổn thương da ban đỏ (u chagoma) xuất hiện tại vị trí ký sinh trùng xâm nhập. Khi phù kết mạc, phù nề quanh mắt và vòm miệng một bên kèm theo viêm kết mạc và nổi hạch trước não thất được gọi chung là dấu hiệu Romaña.

Bệnh Chagas cấp tính hiếm khi gây tử vong; nguyên nhân do viêm cơ tim cấp kèm theo suy tim hoặc viêm não màng não. Phần còn lại, các triệu chứng giảm dần mà không cần điều trị.

Bệnh Chagas cấp tính nguyên phát ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS…) có thể nặng và không điển hình, với các tổn thương da và hiếm khi áp xe não.

Nhiễm trùng bẩm sinh hầu hết không có triệu chứng, 10 - 40% trường hợp có biểu hiện không đặc hiệu, bao gồm sinh non, nhẹ cân, sốt, gan lách to, thiếu máu và giảm tiểu cầu; hiếm khi tử vong do bệnh tối cấp. Các dấu hiệu của nhiễm trùng cấp tính biến mất ngay cả khi không điều trị trong phần lớn các trường hợp.

Tiềm ẩn

Bệnh nhân bị nhiễm trùng tiềm ẩn không có triệu chứng, không phát hiện bất thường về thể chất, cũng như tim hoặc tiêu hóa được đánh giá qua các cận lâm sàng.

Nhiều bệnh nhân phát hiện nhiễm bệnh qua xét nghiệm máu bằng kỹ thuật ELISA và xét nghiệm kết tủa phóng xạ xác nhận (RIPA) khi hiến máu.

Mãn tính

Bệnh Chagas mãn tính tiến triển ở 20 - 30% bệnh nhân sau giai đoạn mãn tính không xác định, có thể kéo dài nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ. Các ký sinh trùng có thể có trong bệnh mãn tính; phản ứng tự miễn dịch cũng có thể góp phần gây tổn thương cơ quan, biểu hiện chính ở:

Bệnh tim thường biểu hiện qua bất thường dẫn truyền bao gồm block nhánh phải hoặc block trước trái. Bệnh cơ tim mãn tính dẫn đến phình to tất cả buồng tim, phình động mạch và tiến triển tổn thương trong hệ thống dẫn truyền. Biểu hiện suy tim, ngất, đột tử do block tim hoặc loạn nhịp thất, hoặc huyết khối tắc mạch. Trên điện tâm đồ có thể cho thấy block nhánh phải hoặc block tim hoàn toàn.

Bệnh đường tiêu hóa có triệu chứng giống như bệnh co thắt tâm vị hoặc Hirschsprung. Giãn thực quản biểu hiện như chứng khó nuốt và có thể dẫn đến nhiễm trùng phổi do hít phải hoặc thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Phình đại tràng có thể gây táo bón kéo dài và tắc ruột.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Chagas

Nếu bệnh Chagas tiến triển sang giai đoạn mãn tính, các biến chứng nghiêm trọng về tim hoặc tiêu hóa có thể xảy ra, bao gồm:

  • Suy tim: Tim trở nên yếu hoặc cứng đến mức không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

  • Giãn thực quản: Gây khó nuốt và tiêu hóa.

  • Phình đại tràng: Gây đau dạ dày, sưng tấy và táo bón nghiêm trọng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân bệnh chagas

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Chagas

Nguyên nhân do ký sinh trùng Trypanosoma cruzi (T.cruzi) gây ra. Ký sinh trùng được truyền cho người từ vết cắn của bọ cánh cứng Triatominae. Sau đó ký sinh trùng xâm nhập cơ thể qua mắt, miệng, vết trầy xước hoặc vết thương từ vết cắn của côn trùng. Gãi hoặc chà xát chỗ bị cắn sẽ giúp ký sinh trùng xâm nhập nhanh hơn. Một khi vào trong cơ thể, ký sinh trùng sẽ sinh sôi và lây lan.

Ngoài ra, bệnh Chagas còn do các nguyên nhân:

  • Ăn phải thực phẩm chưa nấu chín có chứa phân từ bọ nhiễm ký sinh T.cruzi.

  • Mẹ bị nhiễm T.cruzi truyền sang con khi sinh.

  • Ghép tạng, truyền máu của người nhiễm T.cruzi.

  • Làm việc và sinh hoạt trong phòng thí nghiệm tiếp xúc với ký sinh trùng.

  • Tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh bệnh chagas

Bệnh Chagas có thể ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào?

Bệnh Chagas cấp tính ở trẻ em thường xuất hiện ở các vùng dịch và có thể không có triệu chứng rõ ràng. Nếu có, trẻ có thể phát triển các triệu chứng như tổn thương da ban đỏ hoặc phù kết mạc. Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng bẩm sinh thường không có triệu chứng, tuy nhiên, có khoảng 10 - 40% trường hợp xuất hiện các dấu hiệu như sinh non, nhẹ cân, sốt, gan lách to và giảm tiểu cầu. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây tử vong do các biến chứng tối cấp.

Bệnh Chagas có thể được phòng ngừa bằng những biện pháp nào?

Bệnh Chagas có thể gây ra những biến chứng gì nếu không được điều trị kịp thời?

Điều trị bệnh Chagas như thế nào và có thể gặp những tác dụng phụ gì?

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Chagas?

Hỏi đáp (0 bình luận)