Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tim mạch/
  4. Ghép tim

Ghép tim là gì? Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ phải ghép tim?

Bác sĩNguyễn Thị Thu Thảo

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thái Nguyên, bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Chuyên khoa Nội và Nhi. Với kiến thức chuyên môn vững chắc, bác sĩ luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Đặc biệt, bác sĩ đã hoàn thành khóa học về An toàn và Quản lý Chất lượng tại Đại học Y Hà Nội, đảm bảo việc khám chữa bệnh diễn ra an toàn, hiệu quả.

Xem thêm thông tin

Ghép tim là phẫu thuật thay thế tim bị suy bằng một quả tim từ người hiến tặng phù hợp. Ghép tim đã trở thành liệu pháp ưu tiên cho một số bệnh nhân mắc bệnh tim nặng giai đoạn cuối, với tỷ lệ sống sót sau 1 năm lên đến gần 90%. Hiện nay, nhu cầu ghép tim khá cao nhưng số lượng tim hiến tặng đạt tiêu chuẩn còn hạn chế nên hằng năm có hơn 50.000 bệnh nhân đang chờ đợi để được phẫu thuật.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung ghép tim

Ghép tim là gì?

Ghép tim là phẫu thuật trong thay thế trái tim bị hỏng hóc, suy kiệt bằng một trái tim hiến tặng khỏe mạnh hơn. Ghép tim là phương pháp điều trị thường dành cho những bệnh nhân mà tình trạng của họ không được cải thiện tích cực bằng thuốc hoặc các phẫu thuật khác.

Mặc dù ghép tim là một ca đại phẫu, nhưng cơ hội sống sót của bệnh nhân thường rất cao nếu được chăm sóc theo dõi tích cực.

Triệu chứng ghép tim

Những chỉ định của Ghép tim

Các chỉ định chung cho việc ghép tim bao gồm chức năng tim xấu đi và tiên lượng sống dưới 1 năm. Các chỉ định cụ thể bao gồm:

  • Bệnh cơ tim phì đại;
  • Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ;
  • Bệnh tim bẩm sinh không thể hoặc điều trị thất bại với các phương pháp khác;
  • Phân suất tống máu dưới 20%;
  • Đau thắt ngực khó chữa hoặc rối loạn nhịp tim ác tính mà liệu pháp thông thường không hiệu quả;
  • Sức cản mạch máu phổi dưới 2 đơn vị Wood;
  • Tuổi < 65 tuổi.

Biến chứng có thể gặp khi Ghép tim

Bên cạnh những rủi ro khi phẫu thuật tim hở, như chảy máu, nhiễm trùng và huyết khối, những rủi ro khác của ghép tim bao gồm:

Thải ghép tim hiến tặng:

Một trong những rủi ro đáng lo ngại nhất sau khi ghép tim là cơ thể người nhận từ chối trái tim hiến tặng.

Hệ thống miễn dịch có thể coi tim hiến tặng như một vật thể lạ và cố gắng từ chối, làm tổn thương tim. Mọi bệnh nhân ghép tim đều phải dùng thuốc để ngăn chặn sự đào thải (thuốc ức chế miễn dịch).

Sự thải ghép thường xảy ra mà không có triệu chứng. Để xác định xem liệu cơ thể có đang từ chối trái tim mới hay không, phải sinh thiết tim thường xuyên trong năm đầu tiên sau khi cấy ghép.

Ghép sơ cấp thất bại:

Với tình trạng này, nguyên nhân tử vong thường xuyên nhất trong vài tháng đầu sau khi cấy ghép là tim của người hiến tặng không hoạt động.

Các vấn đề với động mạch:

Sau khi cấy ghép, thành của các động mạch trong tim có thể dày lên và cứng lại, dẫn đến bệnh mạch máu toàn bộ cơ tim, làm cho quá trình lưu thông máu qua tim trở nên khó khăn và gây ra nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim hoặc đột tử do tim.

Tác dụng phụ của thuốc:

Thuốc ức chế miễn dịch cần dùng trong suốt phần đời còn lại có thể gây tổn thương thận nghiêm trọng và các vấn đề khác.

Ung thư:

Thuốc ức chế miễn dịch cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư, đặc biệt là ung thư da và ung thư hạch không Hodgkin.

Nhiễm trùng:

Thuốc ức chế miễn dịch làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Nhiều người ghép tim bị nhiễm trùng buộc họ phải nhập viện trong năm đầu tiên sau khi phẫu thuật.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân ghép tim

Nguyên nhân dẫn đến Ghép tim

Ghép tim được thực hiện khi các phương pháp điều trị bệnh lý về tim khác không hiệu quả, dẫn đến suy tim. Ở người lớn, suy tim có thể do:

  • Cơ tim suy yếu (bệnh cơ tim);
  • Bệnh động mạch vành;
  • Bệnh van tim;
  • Bệnh tim bẩm sinh (dị tật tim bẩm sinh);
  • Nhịp tim bất thường tái phát nguy hiểm (loạn nhịp thất) không được kiểm soát bởi các phương pháp điều trị khác;
  • Thất bại của ca ghép tim trước đó.

Ở trẻ em, suy tim thường do dị tật tim bẩm sinh hoặc bệnh cơ tim gây ra.

Tại các bệnh viện lớn, có thể thực hiện đồng thời ghép nội tạng khác cùng lúc với ghép tim (ghép đa tạng) ở những người mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Ghép đa tạng bao gồm:

  • Ghép tim - thận.
  • Ghép tim - gan.
  • Ghép tim - phổi. Hiếm khi thực hiện trừ trường hợp bệnh không thể được điều trị chỉ bằng cách ghép tim hoặc ghép phổi.

Tuy nhiên, không thể chỉ định ghép tim cho tất cả mọi bệnh nhân. Đối tượng không phù hợp để ghép tim gồm:

  • Tuổi cao, khó có khả năng phục hồi sau phẫu thuật;
  • Mắc bệnh lý khác có khả năng rút ngắn tuổi thọ, như bệnh thận, gan hoặc phổi nghiêm trọng;
  • Nhiễm trùng đang hoạt động;
  • Tiền sử bệnh ung thư gần đây;
  • Không muốn hoặc không thể thay đổi lối sống cần thiết để giữ cho trái tim hiến tặng khỏe mạnh, như không sử dụng thuốc kích thích, không hút thuốc và hạn chế dùng rượu.

Thiết bị hỗ trợ tâm thất

Đối với một số người không thể ghép tim, bị hỗ trợ tâm thất (VAD) là một lựa chọn thay thế. VAD là một máy bơm cơ học được cấy vào ngực để giúp bơm máu từ các tâm thất đến phần còn lại của cơ thể.

VAD thường là phương pháp điều trị tạm thời cho những người chờ ghép tim. Những thiết bị này ngày càng được sử dụng để điều trị lâu dài cho những người bị suy tim nhưng không đủ điều kiện ghép tim. Nếu VAD không giúp ích cho tim, các bác sĩ đôi khi có thể xem xét thay tim nhân tạo toàn phần như một phương pháp điều trị ngắn hạn thay thế trong khi chờ ghép tim.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh ghép tim

Sau ghép tim sống được bao lâu?

Chất lượng cuộc sống sau khi ghép tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ vào sự thành công của phẫu thuật mà còn vào nhiều yếu tố khác. Theo các số liệu gần đây, khoảng 75% bệnh nhân ghép tim sống ít nhất 5 năm sau phẫu thuật. Tuy nhiên, thời gian sống thực tế sau khi ghép tim có thể khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Xem thêm thông tin: Ghép tim sống được bao lâu? Nên làm thế nào để kéo dài tuổi thọ sau khi ghép tim?

Phải mất bao lâu để phục hồi sau ca ghép tim?

Rủi ro và biến chứng khi thực hiện ghép tim là gì?

Tôi có thể uống rượu sau khi ghép tim không?

Khi nào cần thực hiện ghép tim?

Hỏi đáp (0 bình luận)