Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tim mạch/
  4. Phù bạch huyết

Phù bạch huyết là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩNguyễn Thị Thu Thảo

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thái Nguyên, bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Chuyên khoa Nội và Nhi. Với kiến thức chuyên môn vững chắc, bác sĩ luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Đặc biệt, bác sĩ đã hoàn thành khóa học về An toàn và Quản lý Chất lượng tại Đại học Y Hà Nội, đảm bảo việc khám chữa bệnh diễn ra an toàn, hiệu quả.

Xem thêm thông tin

Phù bạch huyết là hiện tượng tắc nghẽn gây ra tích tụ dịch trong hệ thống mạch bạch huyết. Triệu chứng là phù tại các chi, có thể từ nhẹ đến nặng, làm người bệnh cảm giác nặng nề, căng tức khó chịu. Nguyên nhân có thể do rối loạn gen hoặc xảy ra thứ phát sau khi điều trị ung thư, nhiễm trùng, chấn thương,…làm tổn thương hệ bạch huyết. Điều trị phù bạch huyết tập trung làm giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung phù bạch huyết

Phù bạch huyết là gì?

Phù bạch huyết là tình trạng phù do có sự tích tụ của dịch nhiều protein mà chúng thường được thoát qua hệ thống bạch huyết của cơ thể. Nó thường ảnh hưởng đến cánh tay hoặc chân, nhưng cũng có thể xảy ra ở thành ngực, bụng, cổ và bộ phận sinh dục.

Các hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hệ thống bạch huyết. Phù bạch huyết có thể do các phương pháp điều trị ung thư loại bỏ hoặc làm tổn thương các hạch bạch huyết. Bất kỳ loại vấn đề nào cản trở sự thoát dịch bạch huyết đều có thể gây ra phù bạch huyết.

Các trường hợp nghiêm trọng của phù bạch huyết có thể ảnh hưởng đến khả năng cử động của chi, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da và nhiễm trùng huyết. Điều trị có thể bao gồm băng ép, xoa bóp, đeo tất ép, bơm khí nén, chăm sóc da và hiếm khi là phẫu thuật để loại bỏ mô sưng hoặc tạo đường dẫn lưu mới.

Triệu chứng phù bạch huyết

Những dấu hiệu và triệu chứng của phù bạch huyết

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng. Phù bạch huyết do điều trị ung thư có thể không xảy ra cho đến vài tháng hoặc vài năm sau khi điều trị.

Triệu chứng nổi bật có thể thấy trên bệnh nhân là phù mềm một phần hoặc toàn bộ cánh tay hoặc chân, bao gồm cả ngón tay hoặc ngón chân, đi kèm theo đó là cảm giác đau tức, nặng nề, khó chịu.

Nếu có hiện tượng phù xuất hiện quanh khớp thì sẽ giảm phạm vi chuyển động.

Triệu chứng có thể kèm theo là trên da, tăng sừng hóa, tăng sắc tố, da cứng và dày lên, tăng nguy cơ nhiễm nấm và nhiễm trùng tái phát.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hẹn khám với bác sĩ nếu bạn thấy phù dai dẳng ở cánh tay hoặc chân. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc chứng phù bạch huyết, hãy đến gặp bác sĩ nếu có sự gia tăng đột ngột về kích thước của chi liên quan.

Nguyên nhân phù bạch huyết

Nguyên nhân dẫn đến phù bạch huyết

Hệ thống mạch bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch. Nó là mạng lưới các mạch mang chất lỏng giàu protein trong cơ thể bạn, nhặt chất thải, vi khuẩn và vi rút. Các hạch bạch huyết hoạt động lọc chất thải và đào thải nó, đồng thời cũng chứa các tế bào chống lại nhiễm trùng và ung thư.

Thông thường, các hạch bạch huyết bị tổn thương hoặc đôi khi các mạch bị tắc nghẽn làm dịch bạch huyết bị tích tụ gây phù bạch huyết. Tuy vậy, phù bạch huyết cũng có thể xảy ra mà không có lý do rõ ràng.

Có 2 loại phù bạch huyết chính:

  • Phù bạch huyết nguyên phát: Gây ra bởi các gen bị lỗi, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ bạch huyết; nó có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng thường bắt đầu ở giai đoạn sơ sinh, thanh thiếu niên hoặc giai đoạn đầu trưởng thành.

  • Phù bạch huyết thứ phát: Do tổn thương hệ thống bạch huyết hoặc các vấn đề với sự di chuyển và thoát chất lỏng trong hệ thống bạch huyết; nó có thể là kết quả của việc điều trị ung thư, nhiễm trùng, chấn thương, viêm chi hoặc thiếu cử động của chi.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh phù bạch huyết

Việc thay đổi chế độ ăn uống có tác dụng gì đối với tình trạng phù bạch huyết?

Việc thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng sưng phù hiệu quả. Một chế độ ăn uống lành mạnh cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho hệ thống bạch huyết, giúp nó hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, ăn uống lành mạnh còn giúp bạn duy trì cân nặng phù hợp. Cụ thể, giảm lượng muối có thể giúp hạn chế tình trạng giữ nước, trong khi uống đủ nước mỗi ngày cũng giúp đào thải chất lỏng dư thừa.

Kiểm soát tình trạng phù bạch huyết như thế nào?

Phù bạch huyết có phải ung thư không?

Phù bạch huyết có phải là một tình trạng nghiêm trọng không?

Phù bạch huyết ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Hỏi đáp (0 bình luận)