Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Ung thư/
  4. U trung thất

U trung thất là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩDương Bích Tuyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.

Xem thêm thông tin

U trung thất có thể lành tính hoặc là khối u ác tính. Hiện nay chưa có biện pháp nào để phòng ngừa bệnh u trung thất. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện cơ hội điều trị bằng cách khám sức khỏe tổng quát định kỳ, phát hiện sớm khối u nếu có. Nếu bạn bị khó thở, ho hoặc các triệu chứng khác kéo dài hơn hai tuần, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm, tránh nguy cơ tăng nặng của bệnh.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung u trung thất

U trung thất là gì?

U trung thất là khối u nằm ở trong lồng ngực, khối u có thể là lành tính hoặc ác tính, thường phát triển âm thầm và ít khi được phát hiện sớm. Ở người lớn các khối u có thể không có triệu chứng hoặc gây ra triệu chứng tắc nghẽn đường thở xảy ra nhiều ở trẻ em.

Ở người lớn, các nguyên nhân phổ biến gây bệnh phụ thuộc vào vị trí khối u:

Trung thất trước:

  • U tuyến ức: Khối trước thường gặp nhất là u tuyến ức. Có nhiều loại u tuyến ức khác nhau. Sử dụng kỹ thuật CT/CT scan có thể đo kích thước khối u, đánh giá giai đoạn bệnh. Các khối u lớn với kích thước không đều, ung thư biểu mô tuyến ức ác tính mạnh hơn và có tiên lượng xấu hơn nhiều.
  • Lymphoma (U lympho): Là bệnh ung thư phát sinh trong các tế bào chống ung thư được gọi là tế bào lympho. Ung thư hạch thường bắt đầu trong các hạch bạch huyết, lá lách hoặc tủy xương. Có 2 loại ung thư hạch: bệnh Hodgkin và ung thư hạch không Hodgkin.
  • Tế bào mầm: Một khối trung thất hiếm gặp là tế bào mầm một khối u, rất hiếm và thường lành tính (60 đến 70%) và được tìm thấy ở cả nam và nữ.
  • Khối trung thất tuyến giáp: Thường là lành tính, ví dụ như bướu cổ.

Trung thất giữa: Khối mạch máu và phì đại hạch lympho.

  • U nang phế quản: U nang phế quản có bản chất bẩm sinh. Chúng là một phần của một loạt các bất thường bẩm sinh của phổi, bao gồm chứng tích tụ phổi, dị dạng u tuyến dạng nang bẩm sinh và thiếu thùy phổi bẩm sinh (khí thũng).
  • Nang màng ngoài tim: Nang màng ngoài tim là một dị tật bẩm sinh lành tính không phổ biến ở trung thất giữa. Chúng chiếm 6% khối lượng trung thất và 33% khối u trung thất.

Trung thất sau: Bất thường thực quản và các khối u thần kinh (Chúng thường lành tính, thường ở bên cạnh xương sống).

Ở trẻ em, khối trung thất phổ biến nhất là u nang và khối u thần kinh.

Cận lâm sàng chẩn đoán bao gồm chụp cắt lớp vi tính (chụp CT - CT với thuốc cản quang tĩnh mạch) cùng với sinh thiết và các xét nghiệm bổ trợ khác nếu cần.

Điều trị u trung thất thay đổi theo nguyên nhân.

Các triệu chứng phổ biến nhất là giảm cân và đau ngực. Ở trẻ em có các triệu chứng tắc nghẽn hô hấp và hiếm xảy ra ở người lớn.

Nhiều khối u không có triệu chứng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gặp những biến chứng có nguy cơ gây tử vong.

Carcinoid tuyến ức và ung thư biểu mô tuyến ức là những khối u ác tính hiếm gặp với xu hướng xâm lấn tại chỗ và di căn xa.

Mức độ nguy hiểm của khối u trung thất còn là ở sự phức tạp của kỹ thuật loại bỏ khối u, tránh tổn thương các tổ chức lân cận. Đây là một trong những kỹ thuật phẫu thuật lồng ngực cao, chỉ được thực hiện ở bệnh viện lớn, uy tín.

Triệu chứng u trung thất

Những dấu hiệu và triệu chứng của u trung thất

Khối u trung thất thường tiến triển một cách âm thầm lặng lẽ, vì vậy giai đoạn đầu bệnh nhân gần như không có triệu chứng. Một số triệu chứng phổ biến khi có tổn thương ác tính hay khối u ở trẻ em như:

  • Đau ngực và gầy sút cân.
  • Sốt và gầy sút cân: U lympho.
  • Thở khò khè: Ở trẻ em do khối trung thất gây chèn ép khí phế quản hoặc các triệu chứng điển hình của viêm phế quản như ho, sốt cao hoặc hạ nhiệt độ, nghẹt mũi, buồn nôn, nôn…

Dấu hiệu và triệu chứng phụ thuộc vào vị trí của khối u trung thất:

  • Khó thở khi bệnh nhân nằm ngửa do khối trung thất trước lớn.
  • Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên hoặc tắc nghẽn đường thở do tổn thương ở trung thất giữa gây chèn ép mạch máu hoặc tắc nghẽn đường hô hấp.
  • Khó nuốt hoặc nuốt đau do tổn thương ở trung thất sau có thể xâm lấn vào thực quản.

Biến chứng có thể gặp khi bị u trung thất

Việc điều trị khối u trung thất lành tính hay ác tính là cần thiết. Vì khối u trung thất nếu không điều trị, khi khối u phát triển chúng sẽ chèn ép các cơ quan và mô xung quanh, gây ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan này.

Bên cạnh đó, các khối u trung thất ác tính có thể xâm lấn, di căn sang các cơ quan khác của cơ thể, chẳng hạn như: Khối u xâm lấn vào cột sống gây chèn ép tủy sống hoặc xâm xâm lấn vào tim, các mạch máu của tim người bệnh, có nguy cơ gây tử vong.

Điều trị u trung thất bằng phương pháp phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

Đối với phương pháp phẫu thuật, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: Đau, sưng tấy, nhiễm trùng…

Đối với phương pháp xạ trị, tác dụng phụ có thể gặp là: Chán ăn, khó nuốt, đau cổ họng, da bị bỏng rát, phồng rộp, viêm loét da…

Đối với phương pháp hóa trị, tác dụng phụ có thể là: Nhiễm trùng, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, rụng tóc, thiếu máu…

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bạn có các dấu hiệu hoặc có nguy cơ cao của bệnh u trung thất như như: Đau ngực, ho, sốt, khó thở, sút cân... Chẩn đoán và điều trị sớm, giảm tình trạng tăng nặng của bệnh, giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe.

Nguyên nhân u trung thất

Nguyên nhân dẫn đến u trung thất

Nguyên nhân gây u trung thất ở trẻ em:

  • Trung thất trước: Tuyến giáp lạc chỗ, lymphoma, ung thư mô liên kết, u quái.
  • Trung thất giữa: U nang phế quản, u cơ tim, nang bạch huyết, hạch to, lymphoma, u nang màng ngoài tim, bất thường mạch máu.
  • Trung thất sau: Thực quản đôi, thoái vị màng tủy - tủy sống, bất thường về ống thần kinh ruột, khối u thần kinh.

Một số nguyên nhân gây u trung thất ở người lớn:

  • Trung thất trước: Phình mạch, u mạch, bướu giáp (bướu cổ), u mỡ, lymphoma, u cận giáp, nang ngoài tim, u quái, u tuyến ức…
  • Trung thất giữa: Nang phế quản, u phế quản, lymphoma, nang màng ngoài tim phổi…
  • Trung thất sau: Phình mạch, u phế quản, nang ruột, u thực quản, u thần kinh…
Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp về bệnh u trung thất

U trung thất có phải là tình trạng nghiêm trọng không?

Khối u trung thất có thể rất nghiêm trọng do vị trí của chúng, ngay cả khi không phải là ung thư. Nếu không được điều trị, chúng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như ảnh hưởng đến tim, màng ngoài tim, và các mạch máu lớn như động mạch chủ và tĩnh mạch chủ. Các khối u ở phần trung thất sau có thể gây áp lực lên tủy sống. Mặc dù chỉ khoảng 25% khối u trung thất là ung thư, nhưng nguy cơ ung thư cao hơn nếu khối u nằm ở phần trước của trung thất, với khoảng 60% khối u trung thất trước là ác tính.

Xem thêm thông tin: U trung thất có nguy hiểm không?

Tôi nên làm gì nếu nghi ngờ bản thân gặp u trung thất?

U trung thất có ảnh hưởng đến các cơ quan khác không?

Tôi có thể phòng ngừa u trung thất không?

Phẫu thuật nội soi khối u trung thất có những rủi ro gì?

Hỏi đáp (0 bình luận)