Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Việc sơ cứu đúng cách trong "thời gian vàng" có thể cứu sống người bị tai biến và hạn chế tổn thương não vĩnh viễn. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách cách sơ cứu người bị tai biến hiệu quả.
Tai biến mạch máu não là một cấp cứu y tế nguy hiểm, đòi hỏi sự can thiệp nhanh chóng để giảm nguy cơ tử vong và di chứng. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu tai biến là chìa khóa để hành động kịp thời. Sơ cứu đúng cách giúp ổn định tình trạng bệnh nhân và tạo điều kiện cho việc điều trị tại bệnh viện đạt hiệu quả cao hơn. Bài viết này cung cấp hướng dẫn chi tiết các bước cách sơ cứu người bị tai biến theo khuyến cáo y tế.
Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ) là tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng, đòi hỏi phải nhận biết và xử lý kịp thời. Dấu hiệu tai biến có thể được phát hiện sớm thông qua quy tắc FAST đột quỵ:
Ngoài các dấu hiệu trên, người bị tai biến có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: Đau đầu dữ dội đột ngột, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc rối loạn thị giác (nhìn mờ hoặc mất thị lực một phần).
Trước khi áp dụng bất cứ cách sơ cứu người bị tai biến theo khuyến cáo y tế nào, người nhà bệnh nhân cần gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Khi gọi điện cần thông báo rõ ràng về tình trạng bệnh nhân và địa điểm cụ thể để đội ngũ y tế có thể đến nhanh chóng.
Sau khi đã gọi cấp cứu, cần thực hiện sơ cứu ban đầu để hỗ trợ bệnh nhân trong thời gian chờ xe cấp cứu. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, cần đặt họ nằm nghiêng về một bên, đầu kê cao khoảng 30 độ để giúp giảm nguy cơ sặc nếu bệnh nhân có thể nôn. Trong trường hợp bệnh nhân bất tỉnh, phải kiểm tra nhịp thở và mạch. Nếu bệnh nhân ngừng thở hoặc không có nhịp thở bình thường, cần tiến hành hồi sức tim phổi (CPR) ngay lập tức cho đến khi nhân viên y tế đến hỗ trợ.
Trong thời gian này, không được cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì. Thức ăn có thể gây sặc vào phổi, làm tình trạng nghiêm trọng thêm. Hãy nới lỏng quần áo của bệnh nhân để giúp họ thở dễ dàng hơn. Trong suốt quá trình áp dụng cách sơ cứu người bị tai biến, cần theo dõi và ghi nhận các triệu chứng cụ thể của bệnh nhân như: Thời gian khởi phát tai biến, các dấu hiệu như liệt tay hoặc chân, nôn mửa, hay co giật. Những thông tin này sẽ được cung cấp đầy đủ cho nhân viên y tế.
Trong lúc chờ xe cấp cứu, hãy trấn an người bệnh, tránh để họ cảm thấy hoảng loạn. Tuyệt đối không tự ý cho người bệnh dùng thuốc, nhất là thuốc hạ huyết áp hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác. Nếu nghi ngờ bệnh nhân có chấn thương cổ hoặc cột sống, cần tránh di chuyển mạnh hoặc xoay người bệnh nhân.
Khi áp dụng cách sơ cứu người bị tai biến, có một số lưu ý quan trọng mà chúng ta cần tuân thủ:
Cần biết cách sơ cứu người bị tai biến kịp thời vì thời gian là yếu tố quyết định đến sự sống còn và khả năng phục hồi của bệnh nhân. Dưới đây là những lý do quan trọng:
Mỗi phút trôi qua, 1,9 triệu tế bào não chết do thiếu oxy. Các phương pháp điều trị như tiêu huyết khối (tPA) chỉ hiệu quả cao nhất trong 3 - 4,5 giờ đầu sau khởi phát triệu chứng. Nghiên cứu từ PubMed (2024) chỉ ra rằng bệnh nhân được điều trị trong “giờ vàng” (từ 3 - 4,5 giờ đầu sau khởi phát) có tỷ lệ phục hồi chức năng cao hơn 1,4 lần so với nhóm điều trị muộn (sau 6 giờ).
Sơ cứu đúng cách giúp hạn chế tổn thương não, giảm nguy cơ liệt nửa người, mất ngôn ngữ hoặc sa sút trí tuệ. Theo một nghiên cứu từ Flint Rehab, can thiệp sớm giúp 70% bệnh nhân tránh được tàn tật vĩnh viễn (Flint Rehab, 2024).
Sơ cứu đúng cách giúp duy trì tuần hoàn máu và cung cấp oxy tạm thời cho não. Việc này giúp giảm thiểu tổn thương trước khi bệnh nhân được điều trị chuyên sâu tại bệnh viện. Bệnh nhân đến viện sớm có thể được can thiệp mạch máu não (như đặt stent) hoặc dùng thuốc tiêu huyết khối. Nhờ đó sẽ giúp tăng tỷ lệ sống sót lên 80%.
Ngoài việc chủ động tìm hiểu cách sơ cứu người bị tai biến, phòng ngừa tai biến mạch máu não cũng là việc mỗi người trong chúng ta đều cần đề cao. Kiểm soát huyết áp, đường huyết, cholesterol, ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn, hạn chế rượu bia và thuốc lá… là những biện pháp quan trọng giúp giảm nguy cơ tái phát tai biến.
Tình trạng mỡ máu cao là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến tai biến mạch máu não. Khi lượng cholesterol LDL dư thừa, nó có thể hình thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch, tạo thành cục máu đông và gây tắc nghẽn dòng máu lên não. Do đó, một số trường hợp bác sĩ cũng chỉ định dùng thuốc trị mỡ máu để kiểm soát nguy cơ đột quỵ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 6,5 triệu người tử vong do tai biến, chiếm vị trí thứ hai trong các nguyên nhân tử vong toàn cầu. Việc nhận biết sớm dấu hiệu và áp dụng cách sơ cứu người bị tai biến trong "thời gian vàng" không chỉ giúp bảo vệ tính mạng mà còn giảm thiểu di chứng lâu dài cho người bệnh. Hãy ghi nhớ quy tắc FAST để hành động kịp thời khi gặp trường hợp tai biến trong cuộc sống bạn nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.