Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
U vàng Xanthoma là tình trạng lắng đọng lipid dưới da, thường xuất hiện dưới dạng các mảng hoặc nốt màu vàng. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị u vàng Xanthoma.
U vàng Xanthoma là một bệnh lý da liễu ít gặp, thường liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid trong cơ thể. Các nốt u vàng không đau, nhưng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tâm lý người bệnh. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa u vàng Xanthoma hiệu quả qua bài viết dưới đây.
U vàng Xanthoma là một bệnh lý da liễu xảy ra do sự lắng đọng lipid trong các tế bào mô bào và đại thực bào ở lớp hạ bì, tạo thành các mảng hoặc nốt màu vàng đặc trưng trên da. Hầu hết các tổn thương u vàng trên da không đau và tiến triển chậm nhưng lại ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Tuy nhiên một số thể như u vàng thể phát ban có thể gây ngứa hoặc cảm giác khó chịu.
U vàng có thể xuất hiện dưới dạng mảng phẳng hoặc nốt cứng, với kích thước và hình dạng khác nhau tùy thuộc vào vị trí và từng loại. Các vị trí phổ biến nhất bao gồm mí mắt (xanthelasma), gân (tendinous xanthomas), đầu gối, khuỷu tay, hoặc vùng sinh dục. Đặc biệt, u vàng mí mắt thường gặp ở người trung niên và cao tuổi, trong khi u vàng ở gân thường liên quan đến các trường hợp tăng lipid máu di truyền.
Mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, u vàng Xanthoma là dấu hiệu rõ ràng của các vấn đề chuyển hóa lipid trong cơ thể. Việc phát hiện và điều trị sớm không chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ mà còn ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe tim mạch và tuần hoàn.
Có thể kể đến những nguyên nhân phổ biến nhất gây u vàng Xanthoma như:
Tình trạng này thường gặp ở những người bị rối loạn chuyển hóa lipid, đặc biệt là tăng cholesterol LDL hoặc tăng triglyceride máu. Vì vậy, bệnh còn được gọi là u hạt cholesterol. Những yếu tố này có thể xuất phát từ các vấn đề di truyền, chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Khi lipid không được chuyển hóa và bài tiết hiệu quả, chúng tích tụ trong cơ thể, hình thành các khối u vàng.
Một số bệnh lý cũng là nguyên nhân phổ biến gây u vàng Xanthoma. Tiểu đường có thể làm tăng mức đường huyết và cholesterol, tạo điều kiện cho sự hình thành các u vàng. Các tổn thương gan, như gan nhiễm mỡ hoặc xơ gan, cũng có thể gây ra sự rối loạn chuyển hóa lipid và dẫn đến sự hình thành của u vàng.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng hình thành loại u này như: Thừa cân và béo phì, lối sống ít vận động, sử dụng thuốc nội tiết tố,...
U vàng được phân loại dựa trên vị trí, hình thái và đặc điểm lâm sàng, cụ thể là:
Điều trị u vàng Xanthoma cần kết hợp giữa loại bỏ tổn thương tại chỗ và điều chỉnh các rối loạn chuyển hóa lipid trong cơ thể để ngăn ngừa tái phát.
Điều trị tại chỗ tập trung vào việc loại bỏ các mảng hoặc nốt màu vàng trên da nhằm cải thiện thẩm mỹ. Các phương pháp phổ biến bao gồm phẫu thuật cắt bỏ, laser CO2 hoặc đốt điện cao tần. Phẫu thuật cắt bỏ thường được áp dụng cho các tổn thương lớn, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao nhưng có thể để lại sẹo nhỏ nếu không được thực hiện đúng cách. Trong khi đó, laser CO2 là phương pháp hiện đại, ít xâm lấn, giảm nguy cơ nhiễm trùng và hạn chế để lại sẹo.
U vàng Xanthoma có thể là biểu hiện liên quan đến tình trạng mỡ máu cao. Vì vậy, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các thuốc trị mỡ máu. Những loại thuốc thường được dùng bao gồm statins (như simvastatin), fibrates (như bezafibrate) hoặc acid nicotinic – nhằm mục đích giảm nồng độ cholesterol LDL và triglyceride trong máu. Việc kiểm soát hiệu quả lipid máu không chỉ giúp hạn chế nguy cơ tái phát u vàng, mà còn góp phần phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng như xơ vữa động mạch hoặc viêm tụy. Lưu ý, tất cả các loại thuốc trên cần được dùng theo chỉ định và theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa.
Điều chỉnh lối sống sẽ giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát. Người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, chất béo lành mạnh. Hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, thuốc lá, rượu bia là điều bắt buộc. Người bệnh cũng nên tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện tuần hoàn máu và giảm cholesterol.
Giảm cân nếu thừa cân là một biện pháp hiệu quả để giảm áp lực lên hệ tuần hoàn và cải thiện chuyển hóa lipid. Theo nghiên cứu, giảm từ 5 - 10% trọng lượng cơ thể có thể giúp giảm đáng kể mức cholesterol LDL và triglyceride trong máu. Từ đó có thể ngăn ngừa sự phát triển và xuất hiện mới của u vàng Xanthoma.
U vàng Xanthoma có thể là dấu hiệu cảnh báo các rối loạn chuyển hóa lipid nguy hiểm. Việc điều trị cần kết hợp giữa loại bỏ tổn thương tại chỗ và điều chỉnh lipid máu toàn thân giúp giảm nguy cơ tái phát và biến chứng. Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ u vàng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Qua kết quả thăm khám chính xác, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với từng loại u vàng.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.