Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tim mạch/
  4. Nhịp nhanh thất

Nhịp nhanh thất là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

Bác sĩNguyễn Thị Thu Thảo

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thái Nguyên, bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Chuyên khoa Nội và Nhi. Với kiến thức chuyên môn vững chắc, bác sĩ luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Đặc biệt, bác sĩ đã hoàn thành khóa học về An toàn và Quản lý Chất lượng tại Đại học Y Hà Nội, đảm bảo việc khám chữa bệnh diễn ra an toàn, hiệu quả.

Xem thêm thông tin

Nhịp nhanh thất là khi có từ 3 nhịp thất liên tiếp kèm tần số từ 120 lần/phát trở lên. Tùy vào thời gian của cơn sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau từ không có triệu chứng đến đánh trống ngực, rối loạn huyết động, thậm chí tử vong. Chẩn đoán dựa vào ECG. Điều trị cơn nhịp thanh thất bằng shock điện chuyển nhịp hay các thuốc chống loạn nhịp tùy vào triệu chứng bệnh. Cấy máy phá rung tự động (nếu cần thiết).

Nội dung chính

Tìm hiểu chung nhịp nhanh thất

Nhịp nhanh thất là gì?

Nhịp nhanh thất (Ventricular tachycardia - VT) là một rối loạn nhịp nhanh có ≥ 3 phức bộ thất liên tiếp với tần số ≥ 100 nhịp/phút, phức bộ QRS giãn rộng (> 120ms) xuất hiện khi khử cực ở thất chậm một cách bất thường, có nguồn gốc ngoài hệ thống dẫn truyền thông thường. Nhịp nhanh thất bao gồm các rối loạn trên lâm sàng khác như, từ lành tính đến đe dọa tính mạng.

Đa số bệnh nhân có nhịp thanh thất có bệnh tim thực tổn như bệnh cơ tim hay nhồi máu cơ tim trước đó.

Rối loạn điện giải như hạ kali máu hay hạ magie máu, rối loạn kiềm toan, giảm oxy máu và tác dụng không mong muốn của một số thuốc cũng gây nên nhịp nhanh thất.

Hội chứng QT kéo dài (bẩm sinh hay mắc phải) có liên quan đến dạng nhịp nhanh thất đặc trưng là cơn xoắn đỉnh (torsades de pointes).

Nhịp nhanh thất có thể đơn hình hay đa hình, dai dẳng hoặc không dai dẳng:

  • Nhịp nhanh thất đơn hình: Phức bộ QRS giống nhau ở trên cùng một chuyển đạo trên tất cả các chuyển đạo ECG bề mặt.

  • Nhịp nhanh thất đa hình: Phức bộ QRS thay đổi từ nhịp này đến nhịp khác ở cùng một chuyển đạo trên bất kỳ một chuyển đạo nào.

  • Nhịp nhanh thất dai dẳng: Kéo dài ≥ 30giây.

  • Nhịp nhanh thất không dai dẳng: Kéo dài < 30giây.

Triệu chứng nhịp nhanh thất

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhịp nhanh thất

Nhịp nhanh thất với thời gian ngắn và tần suất chậm có thể không có triệu chứng lâm sàng. Nhịp nhanh thất bền bỉ luôn có triệu chứng và biểu hiện lâm sàng đầu tiên là đánh trống ngực, sau có là rối loạn huyết động hay đột tử.

Biến chứng có thể gặp khi mắc nhịp nhanh thất

Nhịp nhanh thất có thể tiến triển thành rung thất (VF) và gây ngừng tim.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân nhịp nhanh thất

Nguyên nhân dẫn đến nhịp nhanh thất

Nhịp nhanh thất có bệnh tim cấu trúc đi kèm: Bẩm sinh, bệnh cơ tim, bệnh mạch vành.

Nhịp nhanh thất không có bệnh tim cấu trúc đi kèm: Rối loạn điện giải, nhanh nhịp thất đa dạng liên quan giao cảm, tác dụng phụ của thuốc, bất thường kênh ion dẫn truyền.

Nhịp nhanh thất vô căn: Nhịp nhanh thất khởi phát từ đường ra thất phải (RVOT-VT); nhịp nhanh thất khởi phát từ đường ra thất trái (LVOT-VT), nhịp nhanh thất phân nhánh.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh nhịp nhanh thất

Nhịp nhanh thất có gì khác với rối loạn nhịp tim nhanh trên thất?

Nhịp nhanh thất (Ventricular Tachycardia - VT) và rối loạn nhịp tim nhanh trên thất (Supraventricular Tachycardia - SVT) là hai loại rối loạn nhịp tim khác nhau.

  • Nhịp nhanh thất (VT) là tình trạng nhịp tim nhanh xuất phát từ tâm thất (các buồng dưới của tim). Đây là một tình trạng nghiêm trọng và có thể nguy hiểm vì nó ảnh hưởng đến khả năng bơm máu hiệu quả của tim.
  • Nhịp nhanh trên thất (SVT) là nhịp tim nhanh bắt nguồn từ khu vực trên tâm thất, bao gồm tâm nhĩ (các buồng trên của tim) hoặc nút nhĩ thất. SVT thường ít nghiêm trọng hơn VT và có thể do các vấn đề trong hệ thống dẫn truyền phía trên tâm thất.

Tóm lại, VT là nhịp nhanh từ tâm thất, còn SVT là nhịp nhanh từ tâm nhĩ hoặc các cấu trúc phía trên tâm thất.

Nhịp nhanh thất có thể chữa khỏi được không?

Nhịp tim bao nhiêu là nhịp nhanh thất?

Những loại thuốc nào có thể được sử dụng để điều trị nhịp nhanh thất?

Những nguyên nhân nào gây ra nhịp nhanh thất?

Hỏi đáp (0 bình luận)