Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bảo Quyên
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Nhồi máu cơ tim thất phải (Right Ventricular Myocardial Infarction) là một bệnh lý có thể gây ra tổn thương không hồi phục cho cơ tim, xảy ra khi lưu lượng máu đến tim giảm hoặc mất hoàn toàn. Nếu được can thiệp kịp thời, nhồi máu cơ tim thất phải thường có tiên lượng tích cực, tuy nhiên người bệnh cần được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ trong thời gian dài để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Nhồi máu cơ tim là tình trạng lượng máu đến tim bị giảm hoặc ngừng hoàn toàn, gây ra các tổn thương không thể hồi phục cho cơ tim.
Nhồi máu cơ tim thất phải lần đầu được nhận diện ở nhóm người bệnh có nhồi máu cơ tim thành dưới, có tình trạng suy thất phải và áp lực đổ đầy thất phải tăng cao, mặc dù áp lực ở thất trái vẫn bình thường.
Nhồi máu cơ tim thất phải có thể xảy ra đơn độc, hoặc đồng thời với nhồi máu cơ tim thất trái. Người bệnh nhồi máu cơ tim thất phải có biểu hiện nhịp tim chậm hơn, hạ huyết áp và có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim thất phải có thể gặp một số triệu chứng của nhồi máu cơ tim sau:
Tỷ lệ nhồi máu cơ tim thất phải đơn độc thường rất hiếm, nhồi máu cơ tim thất phải thường được ghi nhận cùng với nhồi máu cơ tim thành dưới, tỷ lệ này dao động từ 10% đến 50%.
Các di chứng của bệnh có thể rất đa dạng, từ không ảnh hưởng đến huyết động cho đến gây hạ huyết áp nặng và sốc tim, tùy thuộc vào mức độ thiếu máu cục bộ của thất phải. Các biến chứng có thể gặp bao gồm:
Bạn nên đến phòng cấp cứu ngay lập tức nếu có các dấu hiệu nghi ngờ có nhồi máu cơ tim hay nhồi máu cơ tim thất phải. Đừng chần chừ, vì thời gian từng phút đều quan trọng nếu bạn gặp phải nhồi máu cơ tim.
Nguyên nhân chủ yếu gây nhồi máu cơ tim thất phải là do mảng xơ vữa trong động mạch vành phải, gây tắc nghẽn đoạn gần của động mạch này. Tình trạng xơ vữa động mạch dẫn đến thiếu máu cục bộ ở tâm thất phải, làm tăng nguy cơ tử vong khi gặp phải nhồi máu cơ tim cấp tính.
Thiếu máu cục bộ tâm thất phải và nhồi máu làm giảm khả năng co bóp của tâm thất phải, từ đó giảm lưu lượng máu từ hệ thống tĩnh mạch đến phổi và tim trái. Các dấu hiệu lâm sàng bao gồm tăng áp lực tim phải, tăng áp lực động mạch phổi và giảm tiền tải thất trái. Các triệu chứng có thể bao gồm phù ngoại vi, giãn tĩnh mạch, giảm oxy máu và hạ huyết áp.
Thông thường, tâm thất phải ít bị nhồi máu hơn tâm thất trái, điều này là vì tâm thất phải có thành mỏng hơn, nhu cầu oxy và áp suất thấp hơn.
Nhồi máu cơ tim thất phải không phải lúc nào cũng cần phải phẫu thuật, nhưng trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể là một phần của điều trị.
Không. Bệnh nhân nhồi máu cơ tim thất phải tuyệt đối không nên hút thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử hay thuốc lá không khói.
Không nên uống rượu nếu bạn đã từng bị nhồi máu cơ tim thất phải, đặc biệt là trong giai đoạn hồi phục và điều trị lâu dài.
Nhồi máu cơ tim thất phải có thể rất nguy hiểm, tùy thuộc vào mức độ tổn thương và thời điểm can thiệp điều trị.
Có, nhồi máu cơ tim thất phải có thể điều trị được nếu được phát hiện sớm và xử trí kịp thời bằng thuốc, can thiệp mạch vành và chăm sóc hỗ trợ huyết động.