Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đột quỵ là tình trạng vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong tương đối cao. Người bệnh sẽ có cơ hội được cứu sống và giảm nguy cơ về các di chứng nghiêm trọng nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ bật mí cho bạn đọc một số dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần.
Tuy là căn bệnh khá phổ biến song thực tế cho thấy không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh đột quỵ. Theo dõi ngay bài viết sức khỏe dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để biết các dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần, hướng xử trí đối với bệnh đột quỵ cũng như các biện pháp dự phòng đột quỵ.
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não được tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa là tình trạng phát triển nhanh các dấu hiệu lâm sàng của rối loạn cục bộ hoặc lan tỏa tổ chức não, kéo dài trên 24 giờ hoặc dẫn đến tử vong mà không có biểu hiện của nguyên nhân nào khác ngoài nguyên nhân mạch máu. Một số dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần có thể kể đến như:
Một trong những dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần không thể không kể đến đó là cảm giác tê yếu nửa mặt, tê yếu một tay hoặc một chân ở một bên của cơ thể. Tình trạng này xảy ra khi các vùng của não liên quan đến việc điều khiển cơ bị ảnh hưởng, thậm chí là mất chức năng gây ra bởi đột quỵ.
Rối loạn về giọng nói cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ. Biểu hiện của rối loạn về giọng nói bao gồm nói khó, nói ngọng. Nguyên nhân là do vùng não liên quan đến ngôn ngữ bị tổn thương, giảm, thậm chí là mất chức năng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc giao tiếp.
Đột quỵ có thể khiến người bệnh bị giảm hoặc mất thị lực ở một hoặc thậm chí là cả 2 mắt. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu mắt đột nhiên nhìn mờ, nhìn không rõ thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và việc bạn cần làm liên hệ với bác sĩ để được thăm khám.
Nếu bạn đột nhiên cảm thấy chóng mặt, mất thăng bằng, không thể đứng vững, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám càng sớm càng tốt. Lý do là vì đột ngột mất thăng bằng không chỉ là dấu hiệu của đột quỵ toàn phát mà còn là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu cục bộ thoáng qua và triệu chứng này có thể xảy ra trước 1 tuần trước khi đột quỵ. Điều này xảy ra đồng nghĩa với việc vùng não liên quan đến cảm giác và thăng bằng bị ảnh hưởng bởi đột quỵ.
Đau đầu là triệu chứng khá phổ biến mà bạn có thể gặp phải trong nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu bạn đột ngột bị đau đầu dữ dội mà không có nguyên nhân từ trước thì hãy cẩn thận bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. Tình trạng này xảy ra khi vùng não liên quan đến cảm giác đau bị ảnh hưởng bởi đột quỵ.
Đột quỵ có thể do tắc mạch máu não (nhồi máu não) hoặc chảy máu não (xuất huyết não) song đều gây ra cùng một hậu quả đó là khiến cho các tế bào não bị đói oxy và dinh dưỡng, dẫn đến chết tế bào não từ đó gây tình trạng mất chức năng của não tương ứng.
Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ bao gồm:
Thời gian vàng cấp cứu bệnh nhân đột quỵ là cụm từ nhấn mạnh sự trì hoãn đột quỵ não sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh hay nói một cách đơn giản nếu được cấp cứu trong khoảng thời gian vàng này, người bệnh sẽ có tiên lượng tốt hơn. Vậy đâu là thời gian vàng trong đột quỵ não?
Theo các chuyên gia, thời gian vàng cấp cứu đột quỵ thường được tính trong khoảng từ 3 - 4,5 giờ đồng hồ kể từ khi người bệnh bắt đầu có các triệu chứng đột quỵ đầu tiên, chẳng hạn như nói ngọng, khó nói, yếu cơ, méo miệng…
Trong một số trường hợp, thời gian vàng cấp cứu đột quỵ có thể lên đến 6 - 24 giờ tính từ lúc người bệnh xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ. Tuy nhiên, nếu được điều trị càng sớm trong khoảng thời gian này thì cơ hội hồi phục của người bệnh sẽ cao hơn và ít để lại di chứng về sau.
Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để thăm khám càng sớm càng tốt. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám các triệu chứng lâm sàng đồng thời chỉ định người bệnh thực hiện một số thăm dò cận lâm sàng như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu… để đánh giá mức độ của bệnh, một số bệnh lý đang mắc phải từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Ví dụ: Đối với những trường hợp đột quỵ dạng nhồi máu não, phương pháp điều trị thường được áp dụng là sử dụng thuốc làm tan cục máu đông và có thể can thiệp phẫu thuật để lấy huyết khối nếu cần thiết.
Thực tế có không ít các trường hợp mặc dù may mắn được cứu sống song người bệnh phải đối diện với nhiều di chứng nặng nề. Chính vì thế, việc chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng căn bệnh này là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số biện pháp dự phòng đột quỵ, bạn đọc có thể tham khảo:
Trên đây là một số dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến quý độc giả. Mong rằng, qua bài viết hôm nay, bạn đọc sẽ nắm được các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ này đồng thời nắm được nguyên nhân, hướng xử trí cũng như các biện pháp dự phòng đột quỵ.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...