Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Truyền nhiễm/
  4. Bệnh than

Bệnh than là gì? Nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị và nguyên tắc phòng ngừa

Bác sĩVõ Thanh Nhã Văn

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng từ Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ đã có nền tảng vững chắc về an toàn y tế và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh việc hoàn thành khóa huấn luyện an toàn Sơ cấp cứu tại SAFI, bác sĩ còn nhận được bằng khen của Bộ Y tế năm 2021 cho những đóng góp xuất sắc trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Xem thêm thông tin

Bệnh than là bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis, vi khuẩn này thường tồn tại trong đất hoặc ký sinh trên động vật. Ngày nay, bệnh than hiếm gặp ở Việt Nam, nhưng nó là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao và bệnh có thể truyền sang người khi tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh dẫn đến bệnh rất nặng có thể tử vong.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung bệnh than

Bệnh than là bệnh truyền nhiễm do Bacillus anthracis (vi khuẩn gram dương, hình que) gây ra. Mầm bệnh than tồn tại trong đất và thường ảnh hưởng đến động vật. Mọi người có thể mắc vì bệnh than khi họ tiếp xúc với động vật bị bệnh hay sản phẩm từ động vật nhiễm mầm bệnh.

Các loại bệnh than:

  • Bệnh than nhiễm qua da.
  • Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp.
  • Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa.
  • Bệnh than nhiễm qua đường kim tiêm.

Triệu chứng bệnh than

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh than

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh than phụ thuộc vào loại bệnh than:

Bệnh than nhiễm qua da:

Xuất hiện các u nhỏ, vết rộp và ngứa.

Sưng nhẹ xung quanh miệng vết thương sưng nhẹ xung quanh và khi bệnh khởi phát đỉnh điểm thì sưng tấy.

Tâm vết thương màu đen xuất hiện sau khi giảm các u nhỏ, vết rộp.

Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp:

Sốt kèm ớn lạnh.

Cảm giác khó thở và khó chịu ở lồng ngực.

Ho khan và cảm thấy nhói ngực khi ho.

Buồn nôn và nôn, thường xuyên đau bụng.

Đau đầu.

Đổ mồ hôi.

Nhức mỏi toàn thân, tinh thần mệt mỏi.

Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa:

Sốt kèm ớn lạnh.

Cổ hoặc hạch ở cổ sưng đau.

Đau họng và đau khi nuốt.

Giọng khàn hoặc mất giọng.

Buồn nôn và nôn, đặc biệt là nôn ra máu.

Đau bụng, tiêu chảy.

Đau đầu, chóng mặt.

Lả người, mệt mỏi.

Bệnh than nhiễm qua đường kim tiêm: Các triệu chứng tương tự như bệnh than nhiễm qua da, nhưng có thể có hiện tượng nhiễm trùng sâu dưới da hay trong cơ nơi mà kim tiêm được chích vào.

Sốt kèm ớn lạnh.

Các vết rộp, u nhỏ ngứa, xuất hiện ở nơi kim tiêm được tiêm vào.

Vết thương trên da không đau, xuất hiện tâm màu đen sau các vết rộp hay u nhỏ.

Xung quanh vết thương sưng.

Mụn áp-xe ở sâu dưới da, trong cơ nơi mà kim tiêm được tiêm vào.

Tác động của bệnh than đối với sức khỏe

Tác động của bệnh than đối với sức khỏe phụ thuộc vào việc bệnh than xâm nhập vào cơ thể như thế nào. Thông thường, Bệnh Than xâm nhập vào cơ thể qua da, qua đường hô hấp và hệ thống dạ dày – ruột. Tuy vậy, tất cả các loại bệnh than cuối cùng đều có thể lan ra khắp cơ thể và gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh than

Bệnh than nhiễm qua da

Thường thấy nhất ở trên đầu, cổ, tay, và bàn tay. Sự nhiễm trùng thường tiến triển từ 1 đến 7 ngày sau khi bị phơi nhiễm và có nguy cơ tử vong nếu không điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, gần như toàn bộ bệnh nhân bị Bệnh Than nhiễm qua da đều giữ được tính mạng.

Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp

Được coi là dạng bệnh than nguy hiểm nhất, bắt đầu chủ yếu ở các hạch bạch huyết ở ngực trước khi lan ra khắp cơ thể và cuối cùng gây ra các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng và sốc.

Sự nhiễm trùng thường tiến triển trong vòng 7 ngày sau khi bị phơi nhiễm, đôi khi đến 2 tháng. Nếu không được điều trị, khoảng 10 – 15% số bệnh nhân sống sót. Tuy nhiên, nếu được điều trị tích cực thì khoảng 55% số bệnh nhân sống sót.

Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa

Sự nhiễm trùng thường tiến triển từ 1 – 7 ngày sau khi phơi nhiễm. Nếu không được điều trị, > 50% bệnh nhân sẽ tử vong. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, khoảng 60% số bệnh nhân sống sót.

Bệnh than nhiễm qua đường kim tiêm

Tương tự bệnh than nhiễm qua da, nhưng có nhiễm trùng sâu dưới da hay trong cơ nơi mà kim tiêm được chích vào. Bệnh Than nhiễm qua đường kim tiêm có thể lan khắp cơ thể nhanh hơn và khó nhận biết và điều trị hơn.

Chú ý: Tất cả các loại bệnh than cuối cùng đều có thể lan ra khắp cơ thể và gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi thấy xuất hiện những triệu chứng bệnh than nói trên, người bệnh cần đến ngay bệnh viện có chuyên khoa truyền nhiễm để được khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng nề đối với sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

Nguyên nhân bệnh than

Bệnh than là bệnh truyền nhiễm do Bacillus anthracis (vi khuẩn gram dương, hình que) gây ra.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh bệnh than

Bệnh than có thể chữa khỏi không?

Bệnh than có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nhiều người không nhận ra mình mắc bệnh cho đến khi bệnh tiến triển nặng, khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh than lây lan qua con đường nào?

Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh than không?

Biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh than?

Vì sao bệnh than lại nguy hiểm?

Hỏi đáp (0 bình luận)