Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ngọc Vân
Mặc định
Lớn hơn
Khi huyết áp đột ngột tăng cao, bên cạnh việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, áp dụng các phương pháp thư giãn giúp giảm tạm thời tình trạng huyết áp cao, mang lại cảm giác dễ chịu và giảm bớt căng thẳng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây chỉ là các biện pháp hỗ trợ và không thay thế cho việc điều trị y tế. Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Hiệu quả lâu dài của các phương pháp thư giãn giúp giảm tạm thời vẫn chưa được xác định rõ, theo kết quả phân tích tổng hợp dữ liệu từ các nghiên cứu hiện có được công bố trên tạp chí BMJ Medicine.
Tuy nhiên, nguy cơ sai lệch trong các nghiên cứu hiện tại khiến các nhà nghiên cứu kết luận rằng cần có thêm các nghiên cứu được thiết kế chặt chẽ và theo dõi dài hạn để xác nhận xem liệu các kỹ thuật này có vai trò hữu ích trong điều trị tăng huyết áp hay không.
Tăng huyết áp ảnh hưởng đến khoảng một phần ba người trong độ tuổi từ 30-79 và là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ, các nhà nghiên cứu cho biết.
Dù hiện có nhiều loại thuốc điều trị tăng huyết áp, nhưng sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân thường kém hiệu quả, dẫn đến sự quan tâm ngày càng lớn đối với các phương pháp thay thế, chẳng hạn như các kỹ thuật thư giãn nhằm kiểm soát yếu tố nguy cơ là mức độ căng thẳng cao.
Thiền định được chứng minh là một trong các phương pháp thư giãn giúp giảm tạm thời tình trạng huyết áp cao. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ kỹ thuật nào trong số các phương pháp như điều hòa nhịp thở, chánh niệm, yoga, Thái Cực Quyền và phản hồi sinh học… là hiệu quả nhất trong việc giảm huyết áp.
Để củng cố thêm cơ sở bằng chứng, nhóm nghiên cứu đã rà soát các cơ sở dữ liệu nghiên cứu cho các bài báo được công bố bằng tiếng Anh đến tháng 2 năm 2024, nhằm đánh giá tác động tiềm năng của các kỹ thuật thư giãn đối với tăng huyết áp (≥140/90 mmHg) và huyết áp ở mức cao (tiền tăng huyết áp, ≥120/80 mmHg).
Tổng cộng, họ đưa vào phân tích 182 nghiên cứu, trong đó 166 nghiên cứu liên quan đến tăng huyết áp và 16 nghiên cứu liên quan đến tiền tăng huyết áp.
Khi có thể, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp mạng lưới, một kỹ thuật thống kê cho phép so sánh đồng thời hiệu quả của nhiều phương pháp điều trị khác nhau.
Kết quả tổng hợp từ 54 nghiên cứu cho thấy hầu hết các kỹ thuật thư giãn có xu hướng làm giảm huyết áp tâm thu và tâm trương ở những người bị tăng huyết áp trong vòng 3 tháng trở lại. Các can thiệp phổ biến nhất bao gồm:
So với nhóm không can thiệp, các kỹ thuật sau giúp giảm huyết áp tâm thu:
Tuy nhiên, không có bằng chứng thống kê về hiệu quả của bất kỳ kỹ thuật nào khi đánh giá sau 3 đến 12 tháng và độ tin cậy của bằng chứng trong giai đoạn này là rất thấp. Các kỹ thuật được phân tích phổ biến ở thời điểm này bao gồm: phản hồi sinh học (7 nghiên cứu), yoga/Thái Cực Quyền (4) và thư giãn cơ bắp tiến triển (4).
Rất ít nghiên cứu có theo dõi dài hạn trên 12 tháng và trong số 3 nghiên cứu được đưa vào phân tích mạng lưới tại thời điểm này, kết quả cho thấy so với nhóm không điều trị, huấn luyện tự sinh (autogenic training – kỹ thuật thư giãn do bản thân hướng dẫn) có thể làm giảm cả huyết áp tâm thu và tâm trương, nhưng độ tin cậy của bằng chứng cũng thấp.
Dữ liệu liên quan đến nhóm bệnh nhân tiền tăng huyết áp còn hạn chế: chỉ có hai nghiên cứu so sánh các kỹ thuật thư giãn với nhóm không điều trị hoặc chăm sóc thông thường và mức giảm huyết áp tâm thu rất nhỏ.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng: Phần mô tả về các phương pháp thư giãn trong các nghiên cứu còn thiếu chi tiết, rất ít nghiên cứu báo cáo dữ liệu về chi phí và hiệu quả chi phí và đa số nghiên cứu không cung cấp thông tin về nguy cơ mắc bệnh tim mạch/biến chứng tim mạch hoặc tử vong.
Tuy nhiên, họ cho rằng: "Kết quả của tổng quan hệ thống và phân tích mạng lưới cho thấy các kỹ thuật thư giãn hoặc quản lý căng thẳng có thể giúp giảm huyết áp ở mức có ý nghĩa lâm sàng trong khoảng thời gian theo dõi tối đa ba tháng".
Nhưng họ cũng thận trọng: "Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất định về hiệu quả này do nguy cơ sai lệch trong các nghiên cứu chính và sự không chính xác trong các ước lượng hiệu quả, điều này cho thấy những thay đổi huyết áp quan sát được là quá nhỏ để tạo ảnh hưởng đến tim mạch hoặc mạch máu não".
Họ kết luận: "Tăng huyết áp là một bệnh mãn tính, có khả năng cần điều trị bằng thuốc lâu dài hoặc thay đổi hành vi. Vì vậy, những can thiệp chỉ được áp dụng trong thời gian ngắn hoặc chỉ mang lại lợi ích tạm thời thường không có giá trị về mặt lâm sàng".
Hiện có quá ít nghiên cứu để đánh giá liệu các phương pháp thư giãn giúp giảm tạm thời tình trạng huyết áp cao có được duy trì nếu người bệnh tiếp tục thực hành sau ba tháng hay không. Các nghiên cứu trong tương lai cần báo cáo rõ ràng liệu người tham gia có còn tiếp tục sử dụng các kỹ thuật thư giãn tại thời điểm đánh giá kết quả hay không và phải có thông tin về mức độ tuân thủ kỹ thuật thư giãn. Các yếu tố này có thể ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của các phương pháp thư giãn và quản lý căng thẳng khác nhau.
Mặc dù các phương pháp thư giãn giúp giảm tạm thời tình trạng huyết áp cao nhưng hiệu quả lâu dài của những kỹ thuật này vẫn cần thêm nghiên cứu để xác định rõ. Các phương pháp thư giãn không thể thay thế điều trị y tế chính thức và cần được áp dụng như một phần hỗ trợ trong việc quản lý tăng huyết áp. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ đầy đủ chỉ định của bác sĩ và duy trì lối sống lành mạnh để kiểm soát huyết áp hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.