Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tim mạch/
  4. Viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Đối tượng nào dễ mắc?

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Viêm màng ngoài tim là tình trạng lớp màng ngoài bảo vệ tim bị viêm, sưng lên. Nguyên nhân dẫn đến viêm màng ngoài tim chủ yếu là do virus, cũng có thể là tự phát hoặc từ những bệnh lý và những thuốc đang sử dụng khác.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim là gì?

Màng ngoài tim (hay còn gọi là ngoại tâm mạc) là một túi mỏng bao quanh toàn bộ tim và các động mạch lớn. Tính từ ngoài vào trong, màng ngoài tim gồm 2 lớp:

  • Ngoại tâm mạc sợi.

  • Ngoại tâm mạc thanh mạc: Gồm lá thành, tiếp đến là khoang ngoại tâm mạc (chứa một ít chất lỏng để làm giảm ma sát giữa 2 lớp khi tim đập), sau cùng là lá tạng bao lấy cơ tim.

Màng này giúp bảo vệ tim khỏi sự ma sát, va chạm với các cơ quan xung quanh; thúc đẩy sự hoạt động hiệu quả của tim và ngăn tim di chuyển quá mức lệch khỏi vị trí.

Viêm màng ngoài tim là tình trạng viêm bất kỳ lớp nào của màng tim, gây ra cơn đau ngực. Các dạng viêm màng ngoài tim có thể gặp:

  • Viêm màng ngoài tim cấp: Đây là dạng phổ biến nhất, thường không kéo dài quá 3 tuần, có thể tự phát hoặc do một bệnh lý nào đó.

  • Viêm màng ngoài tim tái phát: Khoảng 30% số người bị viêm màng ngoài tim cấp sẽ bị tái phát.

  • Viêm màng ngoài tim mạn: Đây là tình trạng tái phát ngay khi người bệnh ngừng điều trị với thuốc chống viêm.

  • Tràn dịch màng tim.

  • Chèn ép tim: Do tràn dịch màng tim đột ngột khiến hạ huyết áp và không thể bơm máu về đầy tim. Cần tiến hành cấp cứu ngay lập tức ở trường hợp này.

  • Viêm màng ngoài tim tiến triển chậm (hội chứng Dressler): Thường bị sau khi phẫu thuật tim hoặc các cơn đau tim vài tuần.

  • Viêm màng ngoài tim co thắt: Đây là trường hợp hiếm gặp, có thể phát triển từ viêm màng ngoài tim mạn hoặc sau khi phẫu thuật tim. Lúc đó, màng ngoài tim bị sẹo hoặc bị dính vào tim khiến cơ tim không thể co giãn.

  • Viêm màng ngoài tim co thắt tiết dịch: Đây là tình trạng viêm có kèm cả tràn dịch và co thắt.

Viêm màng ngoài tim phần lớn thường nhẹ và sẽ khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp nghiêm trọng hơn, khi màng tim bị tràn dịch, co thắt, gây chèn ép tim, có thể dẫn đến suy tim nếu không điều trị kịp thời. Do đó, khi có các triệu chứng bất thường trên tim, đặc biệt là đau vùng ngực, bệnh nhân cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Triệu chứng viêm màng ngoài tim

Những dấu hiệu và triệu chứng của Viêm màng ngoài tim

Khi viêm màng ngoài tim do vi khuẩn, bạn có thể bị sốt, ớn lạnh, tăng số lượng bạch cầu. Nếu nguyên nhân là do virus, bạn có thể thấy giống như bị cúm và có các triệu chứng ở dạ dày.

Những triệu chứng hay gặp nhất là:

  • Đau ngực là triệu chứng rất thường gặp khi viêm màng ngoài tim, chiếm đến 85 – 90% số người mắc bệnh. Cơn đau này có thể giống với đau tim (đau thắt ngực đột ngột ở giữa hoặc bên trái ngực, sau xương ức, lan đến vai, cổ, cánh tay hoặc hàm);

  • Sốt nhẹ;

  • Suy nhược, mệt mỏi;

  • Khó thở, đặc biệt là khi nằm;

  • Đánh trống ngực;

  • Ho khan;

  • Sưng bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân; sưng bụng.

Các triệu chứng này có thể tệ hơn khi nằm ngửa, thở sâu, ho, nuốt.

Tác động của Viêm màng ngoài tim đối với sức khỏe

Thông thường viêm màng ngoài tim thường nhẹ và hết sau khoảng 3 tuần. Tuy nhiên, nếu có tràn dịch màng tim gây chèn ép tim, hoặc viêm màng ngoài tim co thắt thì cần can thiệp y tế kịp thời vì có thể dẫn đến suy tim, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Biến chứng có thể gặp khi mắc Viêm màng ngoài tim

Khi có tràn dịch màng ngoài tim, cần điều trị ngay vì sự tích tụ chất lỏng ở màng tim có thể gây các biến chứng trên tim mạch. Hơn nữa, lượng dịch quá nhiều sẽ gây chèn ép tim, khiến tim không thể co bóp tống máu ra các cơ quan một cách bình thường, dẫn đến thiếu oxy mô.

Ở các bệnh nhân bị viêm màng ngoài tim lâu ngày sẽ bị sẹo vĩnh viễn hoặc dày lên ở màng tim, ảnh hưởng đến sự co bóp và hoạt động của tim, có thể dẫn đến suy tim.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân viêm màng ngoài tim

Nguyên nhân dẫn đến Viêm màng ngoài tim

Nhiễm virus là nguyên nhân của 80 – 90% trường hợp viêm màng ngoài tim. Ngoài ra, bệnh còn còn có thể do các nguyên nhân:

  • Nhiễm khuẩn.
  • Nhiễm nấm.
  • Nhiễm ký sinh trùng.
  • Các vấn đề tim mạch như một cơn đau tim trước đó, từng phẫu thuật tim…
  • Khối u xâm nhập vào màng tim, ung thư.
  • Tổn thương tim.
  • Điều trị bằng bức xạ.
  • Bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ…).
  • Suy giảm miễn dịch, mắc HIV/AIDS.
  • Tác dụng của một số loại thuốc (procainamide, phenytoin, thuốc chống đông, hydralazine…), tuy nhiên trường hợp này hiếm khi xảy ra.
  • Rối loạn chuyển hóa (gout…).
  • Suy thận.
  • Do một số bệnh di truyền (sốt Địa Trung Hải có tính chất gia đình…).

Tuy nhiên, ngoại trừ viêm màng ngoài tim do nhiễm virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, các nguyên nhân còn lại thường khó xác định chính xác. Do đó, những trường hợp này sẽ được chẩn đoán là viêm màng ngoài tim vô căn.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm màng ngoài tim

Sau điều trị viêm màng ngoài tim cấp, bệnh nhân có hồi phục hoàn toàn không?

Sau khi điều trị viêm màng ngoài tim cấp, hầu hết người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn, đặc biệt là khi bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong trường hợp bệnh nhẹ, việc nghỉ ngơi và điều trị có thể giúp giảm triệu chứng và phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, viêm màng ngoài tim có thể tiến triển thành viêm màng ngoài tim mãn tính hoặc gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Viêm màng ngoài tim có nguy hiểm không?

Viêm màng ngoài tim thường kéo dài bao lâu?

Thời gian hồi phục sau phẫu thuật điều trị viêm màng ngoài tim là bao lâu?

Viêm màng ngoài tim ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào?

Hỏi đáp (0 bình luận)